Từ Đại sứ mò sò tới buôn lậu tới rờ mông xẩm Bây giờ Buôn lậu Vây Cá Mập - Nguyễn Nhơn

Thứ Tư, 24 Tháng Giêng 20185:42 SA(Xem: 7881)
Từ Đại sứ mò sò tới buôn lậu tới rờ mông xẩm Bây giờ Buôn lậu Vây Cá Mập - Nguyễn Nhơn
636523769758044348VayCaMap

Từ Đại sứ mò sò tới buôn lậu tới rờ mông xẩm

Bây giờ Buôn lậu Vây Cá Mập làm ô nhiểm môi trường

 

Từ Đại sứ Mò sò - Bờ lờ - Rờ mông xẩm tới Côn đồ bắt cóc

 

Ngượng tím mặt vì đại sứ VN tại Mỹ!

Mới đây được biết đại sứ VN đã làm chuyện mà chỉ biết chui xuống cái lỗ nào đó cho rồi đi. Ông được lên cả báo nước ngoài. Vụ việc này khiến người Việt ở Mỹ cũng không sao mà nhìn mặt ai nổi.

Đại sứ LÊ VĂN BÀNG đi đào trộm sò bị đưa lên báo Mỹ
Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc trong vụ mò sò, rồi giả đò không biết nói tiếng Anh ở Hog Creek, quận East Hampton, New York (theo Ocala Star-Banner "Envoy from Vietnam Commits Clam Crime" )

Người ta bắt gặp đại sứ Lê Văn Bàng và người tài xế Nguyễn Đình Toàn hôm 31 tháng 7 ở khe suối East Hampton's Hog Creek, tay mang các bao nhựa chứa đầy sò, các viên chức tỉnh cho biết.
Scott Allen, uỷ viên công tố viên tỉnh nói thoạt đầu hai người giả vờ không biết nói tiếng Anh khi các nhân viên trông coi bến cảng đến chất vấn họ.
Khi cảnh sát được gọi tới nơi, ông Bằng và ông Toàn vất bỏ mấy bao sò và đòi được quyền đặc miễn ngoai giao, tờ Daily News cho biết như vậy hôm thứ Sáu.

 

Từ bấy Sir Đại sứ chxhcn ta có mỹ danh Bàng nghêu, đại xú mò sò.

 

Đại sứ Bờ lờ thuốc lá

Đó là câu chuyện Đại sứ việt cọng ở Tiệp Khắc bị kết tội buôn lậu thuốc lá. Được biết nhiều kiện hàng của Đại sứ quán vc được ghi nhận là mì gói, nhưng kinh ngạc thay khi quan thuế mở ra thì thấy ... toàn là thuốc lá ngoại quốc! ( Theo Tuyết Lan - Việt Nam Nhật Báo )

 

Vậy đó, con cháu hồ bác cụ dù thân là chức việc ngoại giao mà đi tới đâu bêu xấu quốc thể tới đó!

 

Lãnh sự Rờ mông xẩm

Hồi nẩm, khi mới mở " tà " tổng lãnh sự vi xi ở xứ " Một trăm quan tiền sáu cô SF, " cộng đồng người Việt muốn biết tên tổng lãnh khự là ai nên mới tìm hiểu lý lịch đương sự. Té ra y ta từng là lãnh khự tại Hong Kong với thành tích xuất sắc ... sờ mông xẩm bị cảnh sát sở tại lập biên bản.

 

" Con hơn cha, nhà có phúc ".Cháu ngoan bác cụ hồ chơi bạo hơn boác: Boác bú mồm thiếu nhi, cháu chơi bạo sờ mông xẩm.

 

Côn đồ - Bắt cóc

 

Toàn văn tuyên bố của Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức về quan hệ Việt Nam - Đức, được công bố hôm 2/8/2017:

"'Sau khi có những bằng chứng ngày càng rõ ràng và không còn cơ sở để nghi ngờ về sự liên quan của các cơ quan Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ở Berlin, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, ngày hôm qua đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức.

Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có tiền lệ.

 

Hành dộng côn dồ ngu xuẩn ấy đem lại hậu quả vô lường: Tin gần đây nhất, Cộng hòa Liên bang Đức quyết định:

VOA 6/8/2017 Đức bất ngờ tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam và kiện ra tòa quốc tế.

 

Bây giờ là buôn lậu vây cá mập

 

SANTIAGO, Chile (NV) – Những người Việt Nam sử dụng mạng xã hội đang truyền nhau bản tin kèm hình ảnh những cái vây cá mập phơi trên nóc nhà của Tòa Đại sứ CSVN ở Chile, Nam Mỹ.

Các tin tức được truyền đi trên các trang Facebook và báo mạng “lề trái” dựa vào một bản tin khá dài ngày 19 Tháng Giêng, 2018 trên tờ El Mostrador ở thủ đô Santiago, Chile, mà báo này mô tả với những từ như “kinh ngạc,” “sửng sốt,” “bối rối” vì không ngờ lại có chuyện như thế vậy xảy tại nước họ. Đáng ngạc nhiên hơn vụ việc lại ở một cơ sở ngoại giao ngoại quốc, trong trường hợp này là tòa đại sứ CSVN.

Địa chỉ Tòa Đại Sứ CSVN tại ChiLe là “Eliodoro Yánez 2897, Providencia, Santiago de Chile.”

Theo bài viết trên tờ El Mostrador đưa ra những hình ảnh được chụp vào chiều ngày Thứ Năm, 18 Tháng Giêng, 2018, rất nhiều vây cá mập, có thể có những cái thuộc loài cá mập có nguy cơ tuyệt chủng vì bị săn bắt quá độ nên bị cấm bắt trên thế giới, thấy phơi trên mái tòa nhà bên cạnh trụ sở Tòa Đại sứ CSVN, nhiều phần là nhà ở dành cho các viên chức sứ quán.

Sự việc bắt đầu khi cư dân lân cận thấy mùi hôi thối xông ra đâu đó ở khu vực và khi tìm hiểu thì người ta thấy bắt nguồn từ nóc nhà thuộc đại sứ quán CSVN. Họ đã thấy các cái vây cá mập có một ít thôi, từ ngày 13 Tháng Giêng, 2018 và đến 5 ngày sau thì họ thấy hơn một trăm cái.

 

.... Chuyện oái oăm là vụ việc bị khám phá khi đang có một cuộc hội thảo về bảo vệ sinh vật biển, đặc biệt là các giống cá mập do một số tổ chức quốc tế như Pristine Seas, National Geographic Society, The Pew Charitable Trust, Greenpeace, tổ chức ở Nam Mỹ khiến cho các nhà chuyên môn và cộng đồng quốc tế phẫn nộ.

 

..... Tại Việt Nam, theo một số trang mạng rao bán công khai loại vi (hay vây) cá mập tốt nhất (đã qua sơ chế còn nguyên vây) khoảng 2 triệu VND/100gram, tức 20 triệu VND ($900)/kg.

 

Mười năm trước, dư luận đã sửng sốt khi báo chí quốc tế cho hay viên chức tòa đại sứ CSVN tại Nam Phi, bị bắt quả tang khi đang mua sừng tê giác. Lúc đầu thì chối nhưng sau đó bà Vũ Mộc Anh, viên chức của đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, trong tấm hình mua tê giác, bị triệu hồi về nước “để tường trình và làm rõ sự việc.” (TN)

 

 

Vậy đó, văn hóa " vô sản lưu manh " ( Lumpen Proletariat ) trong buổi suy tàn bẩn thỉu, nhầy nhụa là như vậy đó!

 

Đất nước Việt đang tới hồi suy tàn nên mới lai sanh bọn con cháu hồ tinh bác cụ, thân danh là dại diện Quốc gia nơi xứ người mà hành xử như phường trộm cướp!

 

Nguyễn Nhơn

 

Phụ đính

Sự thể ngày càng thêm phức tạp:

Câu chuyện các viên chức của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phơi vây cá mập trên mái một căn nhà ở Santiago, thủ đô Chile giờ đã trở thành sự kiện gây ngạc nhiên và bất bình cho cả thế giới, chứ chẳng riêng người Việt.

Dân chúng cư ngụ quanh căn nhà mà các viên chức Việt Nam vừa cư trú, vừa làm việc, bất bình bởi hành động đó gây ô nhiễm môi trường sống của họ, còn các chính phủ, các tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường thì bất bình vì các viên chức Việt Nam công khai phỉ báng những nỗ lực, vi phạm những cam kết quốc tế nhằm bảo vệ môi trường sống, trong đó có bảo vệ cá mập để loài này không tuyệt chủng, không khiến đại dương mất cân bằng về sinh thái…

Lúc đầu, người ta cho rằng các viên chức Việt Nam gây ra scandal làm việc trong ngành ngoại giao. Mới đây, theo những thông tin mà chính phủ Việt Nam cung cấp cho hệ thống truyền thông Việt Nam thì đó là trụ sở của Thương vụ Việt Nam tại Chile. Cơ quan này thuộc Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ của Bộ Công Thương.

Không có scandal này, chẳng mấy ai biết, song song với hệ thống ngoại giao vốn đã có các Tùy viên Thương mại, Việt Nam còn có hệ thống xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương rải khắp thế giới.

Muốn biết hoạt động của các Tùy viên Thương mại và hệ thống Thương vụ thuộc Bộ Công Thương hoạt động hiệu quả thế nào thì cứ nhìn vào kim ngạch xuất cảng của Việt Nam hàng năm – những dữ liêu liên quan tới xuất cảng cho thấy, xuất cảng của Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào việc moi tài nguyên đem bán và đáng ngại không kém là càng ngày càng phụ thuộc vào hoạt động của các tập đoàn ngoại quốc đã đầu tư vào Việt Nam, giờ đang ồ ạt xuất cảng sản phẩm làm tại Việt Nam đi các nơi.

Một số chuyên gia đã từng nêu thắc mắc, tại sao ngành ngoại giao Việt Nam cũng có các Tùy viên Thương mại, ngành Công Thương có hệ thống Thương vụ rải khắp thế giới như thiên hạ nhưng doanh nghiệp Việt Nam, nông dân Việt Nam càng ngày càng lệ thuộc vào thương lái và thị trường Trung Quốc? Tại sao nông sản nói chung (bao gồm cả sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi) liên tục rơi vào tình trạng “được mùa thì mất giá”, thương lái và thị trường Trung Quốc lắc đầu là hàng triệu người Việt rơi nước mắt bởi trắng tay? Các Tùy viên Thương mại của ngành ngoại giao, hệ thống Thương vụ rải khắp thế giới của ngành Công Thương nuốt mỗi năm bao nhiêu tiền từ công khố song đã làm được những gì cho dân, cho nước?

Thật ra, Cơ quan Thương vụ tại Chile phơi “vây cá mập” chỉ là một ví dụ. Trong quá khứ còn hàng chục ví dụ tương tự…

Năm 2006, ông Nguyễn Khánh Toàn, một Tùy viên thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi bị cơ quan công lực Nam Phi bắt quả tang đang tìm cách đưa chín ký sừng tê giác ra khỏi Nam Phi. Hai năm sau – cuối 2008 - báo chí Nam Phi công bố một loạt bài điều tra về việc bà Vũ Mộc Anh, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác. Lúc đầu, ông Trần Duy Thi, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi vào thời điểm đó, phủ nhận cáo buộc của báo chí Nam Phi. Chương trình truyền hình có tên 50/50 của Nam Phi lập tức công bố một video clip cho thiên hạ tận mắt mục kích bà Vũ Mộc Anh nhận sừng tê giác từ tay một kẻ chuyên săn trộm tê giác. Trong video clip vừa kể, người ta còn thấy một người Việt khác cũng đứng tại đó, cạnh một chiếc xe hơi của viên tham tán có tên là Phạm Công Dũng mà theo tàng thư của cảnh sát Nam Phi thì hồi đầu 2008, chiếc xe mang biển số ngoại giao này đã từng bị tạm giữ bởi được dùng để vận chuyển 18 ký sừng tê giác… Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Việt Nam phải triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước. Ông Trần Duy Thi phải nhìn nhận đúng là thuộc cấp của ông đã tham gia buôn lậu sừng tê giác và phân bua đó là điều… đáng tiếc do… hám lợi!

Vì… hám lợi rồi làm những điều… đáng tiếc không chỉ có những Bí thư thứ nhất, Tham tán, Tùy viên Thương mại, Đại diện cơ quan Xúc tiến thương mại mà còn có cả các… đại sứ - đại diện cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở ngoại quốc và… Liên Hiệp Quốc.

Năm 1994, báo chí Mỹ đồng loạt loan tin ông Lê Văn Bàng – Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc bắt sò trái phép ở East Hampton's Hog Creek – New York, khi bị các nhân viên công lực lập biên bản, ông Bàng chống chế là ông không biết tiếng Anh, rồi vì không được… thông cảm, ông mới xưng là Đại sứ và đòi hưởng quyền “miễn trừ” dành cho các viên chức ngoại giao.

Năm 2001, báo chí Hồng Kông đồng loạt loan báo, ông Nguyễn Viết Hưng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Hồng Kông bị cảnh sát bắt giữ vì vỗ mông một phụ nữ ở khu Causeway Base. Do Việt Nam yêu cầu tôn trọng đặc quyền “miễn trừ” dành cho các viên chức ngoại giao nên sau khi bị tạm giữ vài ngày, ông Hưng được trả tự do nhưng phải rời khỏi Hồng Kông.

Năm 2013, tới lượt ông Nguyễn Thế Cường – Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ bị hải quan phi trường Frankfurt ở Đức tạm giữ vì mang 20.000 Euro mà không khai báo. Theo báo điện tử Bild của Đức thì cảnh sát Đức tiến hành thẩm vấn ông Cường vì nghi ông Cường rửa tiền. Cho dù ông Cường một mực khẳng định, đó là tiền do Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp để giúp những nạn nhân bão lụt tại Việt Nam nhưng trang web riêng của Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ không có bất kỳ thông tin nào liên quan tới hoạt động quyên góp, cũng như kết quả quyên góp hỗ trợ nạn nhân bị bão lụt tại Việt Nam. Tuy Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt lên tiếng phản đối chính quyền Đức tạm giữ ông Cường là vi phạm hiệp ước bảo đảm quyền miễn trừ dành cho các viên chức ngoại giao nhưng ông Cường vẫn chỉ được cho tại ngoại sau khi đã đóng khoản tiền thế chân là 3.500 Euro...

Cũng trong năm 2013, Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA), công bố một số đoạn băng ghi âm, cho thấy, việc buôn người sang Nga, gây sức ép buộc 15 cô gái bán dâm có sự tiếp tay của một số nhân viên ngoại giao làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam tại Nga. Cả Đại sứ quán Việt Nam tại Nga lẫn chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thèm trả lời.

***


Vào thời điểm El Mostrador – một tờ báo điện tử và MEGA – một đài truyền hình ở Chile, công bố sự kiện “vây cá mập”, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng tổ chức họp báo. Nội dung chính của buổi họp báo nhằm yêu cầu cộng đồng quốc tế “nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện, cân bằng về nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người”.

Giống như trước đây, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Nhân quyền là giá trị chung của nhân loại, song vẫn có những khác biệt về cách tiếp cận và ưu tiên về quyền con người, xuất phát từ khác biệt về lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị, trình độ phát triển”.

Điều 21 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền viết như thế này: Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do… Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.

Khi Việt Nam vẫn khăng khăng bảo vệ các “tiêu chuẩn riêng” đối với những giá trị phổ quát của nhân loại thì dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN, đại diện cho cả thể diện lẫn lợi ích của Việt Nam ở bên ngoài Việt Nam đã và sẽ chỉ là những cá nhân vừa được nêu trên. Họ là những cá nhân được “qui họach do “vừa hồng, vừa chuyên” nên hôm qua họ bắt sò, vỗ mông, buôn lậu sừng tê, vận chuyển tiền không khai báo,… hôm nay là phơi “vây cá mập”, còn ngày mai là gì? Chưa biết, nhưng sẽ chẳng khác và không khá hơn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn