Đà Lạt: Tháng cô hồn rước âm binh giặc

Thứ Sáu, 04 Tháng Chín 20208:00 SA(Xem: 4145)
Đà Lạt: Tháng cô hồn rước âm binh giặc

Chu Mộng Long

Đúng vào tháng cô hồn, thành phố Đà Lạt cho rước đội âm binh của Tần Thuỷ Hoàng lên đồi Mộng Mơ. Đó là lý do bị dư luận phản ứng quyết liệt. Một sự kiện như vậy sẽ bị suy diễn, bị chụp mũ đủ thứ, rằng có tư tưởng bạo chúa, rằng có âm mưu bán nước là điều tất nhiên.

Phản ứng của dư luận không phải không có lý. Biết đâu những đứa trẻ con đến đây sẽ tin rằng mảnh đất này vốn là của bạo chúa Trung Hoa? Và biết đâu một ngày ma xui quỷ khiến nào đó, chính quyền Bắc Kinh lấy di tích này làm chứng cứ về chủ quyền, như họ từng rêu rao tổ tiên người Hán từng đặt chân đến khai phá Hoàng Sa, Trường Sa?

Nếu muốn phục dựng một di tích lịch sử thì Việt Nam ta thiếu gì mà phải phục dựng di tích của người ta? Hình như đây là công trình copy từ Singapore. Tri thức lịch sử của các ông nghèo nàn đến mức sao chép tuỳ tiện vậy sao?

Sự thật, cái tường thành được đặt tên Vạn Lý Trường Thành ở đây đã được xây dựng từ lâu. Cách đây hơn 10 năm khi dạy ở Trường Đại học Yersin, tôi đã mua vé vào xem và thấy nó tồn tại sừng sững không biết tự bao giờ. Bên cạnh đó còn có vườn nhốt các quái thú hai ba đầu trông rùng rợn, mùi hôi thối bốc ra phát ói. Trên cả khu đồi là những thứ có lẽ chỉ dành cho trẻ con được làm một cách vụng về, màu sắc loè loẹt.

Tóm lại là rất phi thẩm mỹ, cho nên tôi chỉ đến một lần và không bao giờ trở lại. Tổ chức du lịch như vậy chẳng khác gì gái bao đứng đường chờ ăn may loại khách bị vợ đuổi ra khỏi nhà hoặc loại đàn ông chỉ biết ăn tạp.

Một cái khu đất với môi trường tạp nham, hôi thối như vậy có mang cái hình ảnh tên giặc nào đến thờ thì dân cũng chẳng quan tâm.

Nhưng tháng cô hồn này, bỗng dưng người ta cho rước một đội âm binh trang nghiêm, tráng lệ đi diễu hành qua phố để chọc vào mắt dân thì dân lên tiếng là phải.

Đành rằng, với người Trung Hoa, Vạn Lý Trường Thành vừa là niềm kiêu hãnh vì nó chắn ngang biên giới để ngăn chặn rợ Hung quấy phá, nhưng nó cũng vừa là nỗi bi thương vì bao nhiêu xương máu chất chồng của người dân vô tội. Tên bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng từng đốt sách chôn Nho, biết sẽ báo oán nên cho chôn xác mình nơi kín đáo, chôn theo cả cung tần mỹ nữ và cho làm hàng vạn âm binh bằng tượng đất nung, chôn theo để bảo vệ cho cái gọi là quyền lực bất tử của ông ta.

Có kiêu hãnh kiểu gì thì đối với người Trung Hoa và cả nhân loại, Tần Thuỷ Hoàng vẫn là tên bạo chúa độc tài tham lam vô độ.

Nghe nói chính quyền Đà Lạt đã buộc dừng lại việc rước âm binh Tần Thuỷ Hoàng vào đồi Mộng Mơ. Nhưng tôi không tin công ty du lịch này đã không xin phép chính quyền. Bởi ở đất nước này, đổ cát sửa chữa một công trình vệ sinh cũng phải xin phép, làm gì có chuyện xây dựng cả một đội âm binh hùng tráng mà qua được mũi chính quyền?

Âm binh của Tần Thuỷ Hoàng vốn được chôn sâu trong lòng đất trước khi bị phát hiện và khai quật. Trong niềm tin của người Ai Cập, mỗi khi “xác ướp trở lại” là âm binh nổi lên, kéo theo ôn dịch hoành hành. Lẽ nào Đà Lạt lại nhân tháng cô hồn rước âm binh về nhà như rước ôn dịch? Âm binh thì ở địa ngục, đem phơi lên mặt đất khác gì cầu cho âm binh làm loạn?

_____

Một số hình ảnh rước âm binh:

1-3Img4

Img6-7
Ở VN không chỉ có tượng đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng… mà còn có Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ. Ảnh: FB Lê Văn Quy

Img4-12

5-1 Img5-9

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn