Sáu bất an xã hội

Thứ Bảy, 13 Tháng Sáu 20208:00 CH(Xem: 4329)
Sáu bất an xã hội
Ba năm trước, đúng ngày nay, ông Đại biểu Quốc hội (Bến Tre) Đặng Thuần Phong nói về 6 vấn đề mà ông gọi là "bất an xã hội" (1). Đã 3 năm trôi qua, nhưng những lời cảnh báo của ông xem ra vẫn còn y nguyên. 

ff1HD2Ybz-hDq5nNHdhVYXN-ZwQY0MhorTlrNsOHdpp0eN87Ufy1ZlVREeXPbYCfD_1XTmUReNHF8h8DMPHdOsUXc_cvq2SSAVXXJvWQ_16OpkjqmWO_MbzqvK-k0BFa5oKnnGMTNpVg9UbDQA
Sáu bất an xã hội
Bất an thứ nhất: hệ thống chánh trị

Ông Phong nói tại sao chỉ có chánh phủ là nói đến 'kiến tạo' và 'liêm chính', còn cả hệ thống chánh trị thì sao. Thiệt tình, tôi không rõ ổng có ý gì, vì cách nói rất khó hiểu. Hay là ổng nói ngoài chánh phủ ra, các 'hệ thống' chánh trị khác là liêm chánh. Tôi không chắc, nhưng hiểu là ông ấy đang nói về hệ thống chánh trị chưa có quyết tâm chống tham nhũng hay làm việc theo mô thức 'kiến tạo' (chữ này cũng chưa biết có ý nghĩa là gì).

Bất an thứ hai: tham nhũng và lãng phí quá lớn

Điều này thì ai cũng biết, cũng thấy, và cũng từng trải nghiệm qua. Từ dưới lên trên, từ phải sang trái, chỗ nào cũng có tham nhũng. Ông nói "Tiền của dân chắt chiu gom góp trong mồ hôi nước mắt, nhưng tham nhũng nhiều, lãng phí lớn là dấu hiệu hết sức đáng báo động". Theo trang transparency.org thì 61% người sử dụng dịch vụ công từng hối lộ cho quan chức trong 12 tháng qua. Năm 2019, Việt Nam đứng hạng 96 (trên 180 quốc gia) về tham nhũng, và chỉ số minh bạch chỉ 37 trên 100 [2].

Bất an thứ ba: nợ nần.


Ông Phong cho biết mỗi người dân "đang gánh 1.000 USD nợ lãi", nhưng con số này năm nay thì chắc cao hơn. Theo tính toán của ông, người Việt Nam hễ làm ra 1 đồng thì chi tiêu đến 3 đồng. Theo trang tradingeconomics.com thì tính đến năm 2019, Việt Nam nợ nước ngoài 108,1 tỉ USD [3], nhưng theo phân tích này [3] thì Việt Nam nợ hơn 200 tỉ USD. Nếu đúng vậy thì hiện nay, mỗi người Việt Nam nợ 2083 USD.

Bất an thứ tư: suy thoái đạo đức xã hội.


Nói theo ông đại biểu là cả xã hội đều "chạy": chạy bệnh viện đẻ, chạy trường học, chạy dự án, chạy án, chạy chức, v.v. Ai cũng chạy. Ông đưa ra một ví dụ rất sinh động: "Thực tế rất đau lòng, trong bụng mẹ đã chạy chỗ sinh đẻ. Học phổ thông các cấp, vào đại học cũng phải chạy trường chạy lớp. Rồi chạy chỗ, chạy chức, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển. Vi phạm pháp luật thì chạy điều tra, truy tố, chạy án thậm chí chạy khỏi Tổ quốc đến nơi Việt Nam chưa ký kết về dẫn độ tội phạm để an thân".

Bất an thứ năm: cạn kiệt tài nguyên.

Nhìn vào bức tranh môi sinh thì đúng như ông nói là rừng sắp hết, biển gần chết, tài nguyên khoáng sản quốc gia cho các đời sau cạn kiệt dần. Là dân Kiên Giang, tôi nhìn thấy cảnh Phú Quốc bị người ngoài vào phá tan hoang mà tức giận. Họ chẳng những giết chết Phú Quốc, mà đã giết chết hầu hết các bờ biển miền Trung, từ Đà Nẵng, Nha Trang, đến Phan Thiết. Ông khuyên

“Đừng vì tâm tưởng tức thì mà buông bỏ tương lai dân tộc, tiền có nhiều đến đâu đi nữa cũng không mua được môi trường tươi đẹp đã mất và đang mất”, nhưng có mấy người nghe lời ông.

Bất an thứ sáu: giảm chất lượng cuộc sống.

Có thể nói ở Việt Nam chỗ nào cũng có nguy cơ chết. Ở trong nhà thì bị ô nhiễm môi trường và nguồn nước uống. Ra đường cũng bị ô nhiễm mà còn có thể chết vì tai nạn xe cộ. Theo báo TT, chỉ riêng năm 2018 đã có 18499 ca tai nạn giao thông, làm chết 8079 người và bị thương 14732 người [5]. Con số này xem ra vẫn chưa 'chịu' giảm, mà thận chí còn tăng.

Ông đại biểu nói "Bữa cơm trong nhà cũng cũng lo vì an toàn vệ sinh thực phẩm. Ra đường thì sợ an toàn giao thông, gặp chuyện bất bình thì không dám can thiệp vì sợ vạ lây, [...] Mọi thứ đều do người Việt hại người Việt và từng bước biến sự vô cảm thành vấn đề đạo đức ứng xử đạo giữa người với người”.

Nhưng nếu chỉ nói khía cạnh 'bất an' thì chưa phản ảnh đúng tình hình Việt Nam. Trong thời gian qua, GDP bình quân đầu người của VN tăng nhanh: năm 2019 là 1318 USD, năm 2015 là 2085 USD, và năm nay có thể là 2185 USD. Con số này (2020) cũng chỉ bằng 1/3 của Thái Lan mà thôi. Điều thú vị là Lào có GDP bình quân đầu người bằng với Việt Nam.

Ông Đặng Thuần Phong đã nói lên suy tư và quan tâm của người dân, và ông đúng là một tiếng nói hiếm hoi của người dân. Tất cả những gì ông nêu lên đều là thực tế, và đó cũng chính là những tín hiệu về sự suy thoái của đất nước.

Nguyễn Văn Tuấn

https://www.facebook.com/drnguyenvtuan
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn