Trò chuyện với TS Lê Anh Tuấn về... NỖI BUỒN LUANG PRABANG

Chủ Nhật, 22 Tháng Ba 20204:00 CH(Xem: 5915)
Trò chuyện với TS Lê Anh Tuấn về... NỖI BUỒN LUANG PRABANG
Sau status hôm qua, anh bạn nhà báo Hoàng Tuyên của tôi ở đồng bằng đã tìm gặp được TS Lê Anh Tuấn để hỏi thêm về dự án đập Luang Prabang và gửi bài này cho tôi, từ Cần Thơ.

peg3WSnAujlcv0hA4Eyx-dxTk0KFQqjpQg6VyqxVjjQPVQvrnDjVDYmXh7O2BaGz9NW1tvmP85OkyQ6RqifFw1TGf9EK30S4FqQvPwwM5uBdeNsKVnBHlrgCHqdQJTHy71pUu3KBjPcZuvRpTA
Vũ Kim Hạnh - Trò chuyện với TS Lê Anh Tuấn về... NỖI BUỒN LUANG PRABANG

Gần như vô cảm, những nhà đầu tư dự án thủy điện Luang Prabang vẫn chuẩn bị khởi động lại (tháng 4/2020) dự án, dù họ khó thể kiếm lời do mưa nắng khác thường, những đập thủy điện có sẵn trên dòng chính Mekong đang giành nhau nguồn nước.

Cũng có ý kiến là xây đập xong, khi hạ lưu cần thi xả đập, chuyện ấy rất phi thực tế. Chứng minh gần đây:

- Tháng 3-2016, Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc xả nước đập thuỷ điện Cảnh Hồng từ mức 1.100 m3/s lên mức 2.190 m3/s nhưng ruộng lúa của nông dân vẫn chết khô vì thiếu nước.

- Năm nay, chính Trung Quốc chủ động tuyên bố tăng mức xả nước đập Cảnh Hồng từ 850 m3/s lên 1.000 m3/s để “hạ cố” giúp các nước thuộc lưu vực sông Mekong, nhưng đồng vẫn khô cỏ vẫn cháy không cứu được.

Mới đây, Chính phủ Việt Nam chuẩn chi 350 tỷ để hỗ trợ 5 tỉnh Đồnh bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang báo động khẩn cấp trước hạn-mặn. Vậy mà, trong khi đó – không thể tin rằng Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đang đầu tư 38% trong tổng số vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD làm thủy điện Luang Prabang (phía Lào 25%, các đối tác khác 37%)! Cuộc sống của 20 triệu người, toàn bộ mùa màng ở ĐB bị sức ép mãnh liệt.

Tôi đem câu hỏi: “Nhiều người cho rằng nếu ta không làm thì Trung Quốc sẽ nhảy vào?” đến gặp PGS.TS Lê Anh Tuấn, Viện phó Viện Biến đổi Khí hậu có thời gian dài làm việc tại Lào và từng nghiên cứu các dự án trên dòng chính Mekong.

Ông nói rằng: Thử hỏi, nếu Trung Quốc muốn ra mặt đầu tư vào thủy điện này thì “Việt Nam có ngăn cản được không? Chẳng qua, họ lui một bước, và giăng ra một cái “bẫy”, khi Việt Nam nhảy vào dự án thủy điện Luang Prabang thì sau này phải “câm luôn”, không thể phê phán tác hại thủy điện trên dòng chính của Trung Quốc hay Lào được nữa".

Xin lật lại chút tư liệu. Khởi động năm 2007, trong đó vốn của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) áp đảo, nhưng vẫn không thể xây dựng nhà máy thủy điện Luang Prabang năm 2014.

“Các chuyên gia năng lượng (người Việt) từ nước ngoài về, cùng nghiên cứu Biển Hồ và những dự án đập thủy điện ở Campuchia, Lào đã đưa ra ý kiến phát triển mạng lưới điện tái tạo (gió, mặt trời) thay thế thủy điện”, TS Tuấn cho biết thêm.

Các nhà khoa học ở các nước tin rằng đó là xu hướng đầu tư đúng vì không hủy hoại môi trường và giá thành điện tái tạo ngày càng rẻ.

Tuy nhiên, những nhà đầu tư dự án Luang Prabang có thể có những mục đích khác.

Thủy điện Luang Prabang có công suất 1.410 MW nằm cách thị trấn Luang Prabang (Lào) 30 km. Cách đây 13 năm, ngày 3-12, tại Hà Nội, TCty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) và Cty Tư vấn xây dựng điện 1 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã ký kết hợp đồng khảo sát phục vụ lập Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Luang Prabang tại Lào, với giá trị tạm tính là 63 tỷ đồng.

TCty Điện lực Dầu khí Việt Nam, TCty Sông Đà, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, TCty Lắp máy Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP An Bình đã ký thỏa thuận Hợp tác đầu tư để triển khai giai đọan thực hiện đầu tư dự án này vì tin rằng có lợi với sản lượng điện từ 7-8 tỷ kWh/năm, đầu tư với hình thức hợp đồng BOT và tiêu thụ điện năng tại Lào và truyền tải về Việt Nam. Cty Tư vấn Xây dựng Điện 1 triển khai khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, đánh giá tài nguyên khoáng sản lòng hồ, nghiên cứu động đất và một số chuyên ngành khác.

Công trình thuỷ điện Luang Prabang là công trình dạng đập dâng với hồ điều tiết ngày đêm nên nhiệm vụ chủ yếu là phát điện, với công suất lắp máy Nlm = 1410 MW, tương ứng điện năng trung bình năm khoảng Enn= 6016,0 triệu kWh. Tổng mức đầu tư dự kiến là 1.828 triệu USD.

Hiện nay, mức đầu tư dự kiến là 2 tỷ USD. PV Power hiện có một số khoản đầu tư đáng chú ý gồm CTCP Thủy điện Hủa Na (1.899 tỷ đồng); CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (1.884 tỷ đồng) và CTCP Thủy điện Đakđrinh (1.105 tỷ đồng) và công ty con tại Bắc Kạn.

Tính đến hết quý II/2019, tổng tài sản PV Power đạt ngưỡng 58.099 tỷ đồng, trong đó riêng tài sản của công ty mẹ đạt mức 43.178 tỷ đồng, tăng 2,2% so với thời điểm đầu năm.

Thông tin về dự án Luang Prabang phải chăng là cách nâng cao lòng tin của đối tác khi nhìn thanh khoản của PV Power?

Giờ đây, ngoài luận điểm “biện bạch” là không phải do Trung Quốc xây đập thượng nguồn mà hạ lưu cạn nước, lại còn thêm lập luận: Phía trên là đập Pak Beng, dưới là Xayaboury, Lào không làm Luang Prabang thì hai đập kia cũng đủ “ép” vùng hạ lưu rồi? Thực tế là nước Lào thì rất kiên quyết lộ trình trở thành “Bình điện của châu Á” nên ngoài Xayaburi và Don Sahong đã và đang xây dựng, ngày 31/7/2019, Lào tiếp tục đưa thêm kế hoạch xây dựng Luang Prabang.

Việt Nam thì... với những công trình phát triển “thủy lợi” rồi “ngăn mặn” tự huỷ, và sắp tới đây, con đập thuỷ điện Luang Prabang lớn nhất của Lào có Việt Nam dự phần lớn nhất trong đầu tư, rõ ràng Việt Nam đang chọn những bước đi liều lĩnh trên những tảng băng mỏng – walks on thin ice, với tiêu chuẩn nước đôi – double standards, và cũng từ nay Việt Nam sẽ chẳng thể còn một tiếng nói chính nghĩa và thuyết phục nào đối với cộng đồng 70 triệu cư dân sống trong lưu vực sông Mekong và trước cả thế giới?

Dòng sông Mekong đang bị các đập thủy điện cắt ngang dọc, các dự án tạo cộng hưởng bất lợi khôn lường cho vùng hạ lưu. Có công trình do vốn từ Trung Quốc đầu tư hại VN, nhưng cũng có công trình do chính mình hại mình.

TS Tuấn buồn bã kể chuyện thay lời kết: “Tôi hỏi một người có chức vị là tình hình này, nếu cho anh một điều ước, anh sẽ ước gì?”. Người này suy nghĩ một hồi rồi nói: “Tôi ước mỗi hecta lúa VN sẽ đạt chừng 7 tấn”.

Người xứ mình, trong suy nghĩ chỉ có lúa, họ không thấy gì hơn nữa!? Thật đáng buồn! TS Tuấn nói.

--- PS. PGS.TS Lê Anh Tuấn, hiện là giảng viên Cao cấp của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, đồng thời là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ (Viện DRAGON – Mekong). Từ 1993 - 1998/1999, ông là Điều phối viên Chương trình Phát triển Nông thôn ở Lào (hợp tác Việt-Lào). Năm 2012, TS. Tuấn được chính thức công nhận học vị Phó Giáo sư chuyên ngành Các Khoa học về Trái đất. Ông có nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu chuyên về Tài nguyên Nước, Kỹ thuật Môi trường Nước, tham gia nghiên cứu trong các tổ chức quốc tế về tác động của các công trình thuỷ điện thượng nguồn lên vùng hạ lưu Sông Mekong. Ông hiện là Điều phối viên Mạng lưới Bảo vệ Môi trường và Ứng phó với Biến đổi Khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (MekongNet) và là thành viên trong Ban Điều hành cho Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN).
Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 23 Tháng Ba 20202:46 SA
Khách
Tôi không có khả năng đánh thức những người xung quanh, tôi chỉ có thể đấu tranh để chính mình không ngủ mê đi mất.

Tôi không có năng lực đạp đổ bức tường chắn, nhưng mà tôi nhất định không thể góp cho bức tường đó thêm một viên gạch nào.

Số phận của tôi là không thể thay đổi được quyền thế, tôi chỉ chiến đấu để quyền thế không thay đổi tôi.

Tôi có thể cả đời mình cũng không nhìn thấy được tương lai, nhưng tôi vĩnh viễn khắc sâu vào tim mình chính niệm và phương hướng.

Giáo sư Quách Ô Hoa tại Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc)
Thứ Hai, 23 Tháng Ba 202012:11 SA
Khách
Khặc khặc. Anh ước giề? - Ước cái mả bố nó (ba đình) ... đạt chừng 7 tấn. Người bậy bạ khoái chí khi gặp cảnh này thường nói đo là ' niềm dzui cộng sản của dân vi ệt '- -- Ở các xứ giẫy chớt, Thượng tầng quyền lực họ nuôi một nhóm khoa học gia kinh khủng ẩu tả, hong phải làm gì hết ăn không ngồi rồi chỉ THINK TANK hoạch định những chương trình kế hoạch cho đất nước một - hai trăm năm về sau.

- Còn xứ thiên đường các nhà khoa học có lòng vói quốc gia dân tộc, chỉ những tác hại của tầu cộng, thì lũ thổ phỉ cường quyền chỉ thấy mỗi cái mả hồ quang / trong cơn đại dịch ' ghẻ tầu ' ( hong phải chữ của tui ah ngheng, ông bà ta xưa có nói đó ) chủ tịch 2 đít sau khi lặn sâu , lúc trồi lên chỉ lo chia ghế trong đại hội là quan trọng. phán xong lặn tiếp sông chết mặc bay. thiên đường xuống hố muôn năm tầu cộng trường trị haha khặc khặc.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn