Đồng Tâm: 'Cần mở một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ việc' ( Bố khỉ, cơ chế toàn là Cuội không điều tra cái gì )

Thứ Bảy, 11 Tháng Giêng 20206:00 CH(Xem: 4099)
Đồng Tâm: 'Cần mở một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ việc' ( Bố khỉ, cơ chế toàn là Cuội không điều tra cái gì )
bbc.com

Đồng Tâm: 'Bộ Chính trị và Quốc hội VN cần họp gấp'

Quốc Phương BBC News Tiếng Việt

Đồng Tâm Bản quyền hình ảnh Other/Công an nhân dân Online
Image caption Lãnh đạo Bộ Công An Việt Nam hôm 11/01/2020 thăm hỏi thân nhân, gia đình những người thiệt mạng thuộc lực lượng cảnh sát trong vụ việc ở Đồng Tâm xảy ra hai ngày trước đó

Bộ Chính trị đảng Cộng sản và Quốc hội của Việt Nam cần họp gấp, cũng như cần mở ủy ban điều tra 'riêng và độc lập'ở cơ quan lập pháp cao nhất để điều tra về việc ra quyết định tiến hành vụ 'tập kích' ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 09/01/2020, theo một ý kiến từ giới quan sát chính trị, xã hội tại Việt Nam.

"Một nhóm lợi ích nào đó đang phá hoại đất nước này và đang phá hoại chế độ này bằng việc ra lệnh sử dụng vũ lực đàn áp người dân, theo tôi đánh giá nó là vấn đến như vậy và lối thoát ở đây, tôi lưu ý rằng Bộ Chính trị cần phải họp gấp," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Luật pháp và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội, hôm 11/01.

"Và Quốc hội cũng phải họp gấp. lập một Ủy ban điều tra đặc biệt về vụ việc này, làm rõ ràng công khai, thì lúc đó tôi mới nghĩ rằng ít nhiều lấy lại được uy tín và độ tin cậy của người dân trong câu chuyện này."


Chuyên gia về chính sách và pháp luật, người cũng từng là Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam giải thích thêm quan điểm của mình:

p0804jhq

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

"Tôi không nghĩ Bộ Chính trị chủ trương vụ Đồng Tâm"

"Bởi vì chúng ta biết đây không phải là lần đầu tiên mà người dân bị thiệt thòi trong các câu chuyện mà các nhóm lợi ích can thiệp vào việc mà dưới danh nghĩa là 'đền bù giải tỏa'.

"Ở đây không là đền bù, ở đây là cưỡng chế. Mà hành động cưỡng chế này trong luật pháp cũng phải có quy trình của nó, chứ không thể cưỡng chế bằng quân đội, bằng công an, ban đêm, người ta đang ngủ, đi vào trong làng để có những hành động như vậy được.

"Cái này không thể gọi là 'cưỡng chế được', cái này phải gọi hiện tượng này mang tính đàn áp thì đúng hơn, cái đó không được, đó là tôi đang nói về vấn đề pháp lý."

Đẩy dân thành thù địch với chính quyền?

Đồng Tâm Bản quyền hình ảnh Other/VTV
Image caption Một số 'vũ khí' tự tạo hoặc tự trang bị được tìm thấy ở bên trong xã Đồng Tâm được sử dụng để 'chống đối người thi hành công vụ' theo truyền hình nhà nước Việt Nam (VTV)

Về hậu quả của vụ việc và cách thức giải quyết, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói với BBC:


"Tiếp theo nữa, tôi sợ rằng hành động này sau một các hiện tượng như đã từng xảy ra ở Văn Giang, Hưng Yên, cũng dùng quân đội, công an, công luận cũng đã lên tiếng, cũng nổ súng rồi, vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cũng thế.

"Với những vụ việc như thế, theo tôi, nếu tiếp diễn tất cả những vụ việc như thế này, thì càng ngày càng đẩy người dân ra thù địch với chính quyền và sự dồn nén, hận thù từ những hành vi của các cơ quan công quyền như vậy đối với người dân sẽ tăng cường.

"Và không loại trừ nó sẽ phát sinh ra những hậu quả ghê gớm, và có thể người dân bột phát, người ta vì không còn cửa, không còn lối để sống nữa, thì họ phải tự vệ thôi.

"Và tiếng Việt có một câu là 'con giun xéo mãi cũng phải quằn. Chịu đựng của người dân cũng chỉ có mức độ thôi, đấy là một cái mà tôi nghĩ nhà cầm quyền phải lưu ý.

"Thứ hai nữa là nhà cầm quyền cũng cần phải lưu ý là mình đã cho rằng là nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì hãy giải quyết vì lợi ích của người dân và sử dụng những phương tiện hòa bình để giải quyết những tranh chấp với người dân, chứ không thể dùng đàn áp được.

"Bởi vì chính nhà cầm quyền cũng biết rằng là lời dạy của Karl Marx với các ông ấy, tôi dẫn chứng ngay, Karl Marx cũng đã dạy các vị ấy là 'Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!'.

"Chính khẩu hiệu này, khi thuở ban đầu mới làm cách mạng, các vị cộng sản cũng lôi ra để phổ biến cho nhân dân: 'Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!'

"Tại sao bây giờ các vị lại dùng áp bức đối với người dân để mà cưỡng đoạt, để mà giải quyết những vấn đề hành chính như vậy?

"Cho nên, theo tôi, không ổn! Phải giải quyết một cách minh bạch, một cách khách quan và quyết liệt, chứ không để buông chôi việc này như vậy được," Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển nói với BBC.

Làm gì để khắc phục hậu quả và giải quyết vấn đề?

Đồng Tâm Bản quyền hình ảnh Other/VTV
Image caption Xường bao ở một khu vực thuộc xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội được tiến hành xây ngay trong ngày diễn ra biến cố Đồng Tâm (09/01/2020) theo phản ánh của báo chí, truyền thông nhà nước Việt Nam

Ngay tại cuộc hội luận Bàn tròn Chuyên đề Đặc biệt đầu năm 2020 của BBC News Tiếng Việt được mở ra ngay trong ngày 09/01, cùng ngày xảy ra biến cố bạo lực gây đổ máu, chết người ở Đồng Tâm, các khách mời đã chia sẻ các ý kiến của mình về cần làm gì để khắc phục hậu quả và giải quyết vấn đề, vụ việc.


Trước hết, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, cựu Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà quan sát xã hội dân sự nói với BBC:

"Tôi nghĩ rằng nếu nhà nước chí ít làm như vụ Đoàn Văn Vươn, tức là dầu sao cũng đã bắt người rồi, thì phải mang ra xử đàng hoàng, mà xử đàng hoàng thì không thể cứ 'án bỏ túi', mà phải xử như thế nào cho đúng pháp luật.

"Bây giờ nhà nước cứ nói là 'sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật', thế nhưng mà việc hôm nay đi bắt người rồi đi đàn áp nhân dân như thế này là trái pháp luật rồi.

"Thế nhưng bây giờ còn một bước cuối cùng nữa, đó là nếu đã bắt người rồi thì phải đem ra xử đàng hoàng, ai sai, ai đúng phải cho nó đàng hoàng. Và như thế, người ta vô tội, thì phải tuyên là vô tội. Hoặc người ta có tội ít thì cũng phải tuyên.

"Thế và cả bên đi 'cướp' mà vi phạm pháp luật thì cũng phải chịu trách nhiệm về pháp luật, chứ không thể nào mà nói là pháp luật 'đẻ ra' thì chỉ có người dân phải chịu thôi, còn người thuộc công quyền thì coi như là 'ngồi' trên pháp luật, tôi nghĩ là đến giờ phút này thì nên như thế."

Tiếp theo, nhà quan sát thời sự chính trị, xã hội và nhà điểm tin, điểm báo độc lập, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, nói với BBC:

"Tôi cho rằng có mấy động tác nếu như chính quyền muốn thực sự là giải quyết việc này và họ là quang minh chính đáng. Thì thứ nhất là phải để báo chí ngay từ ngày mai (một ngày sau biến cố xảy ra) là phải được vào tiếp cận với người dân, mặc dù đấy là báo chí của nhà nước, nhưng cũng rất có ích.

"Thứ hai là các luật sư mà bảo vệ cho bà con lâu nay, họ phải được vào và những luật sư cần bảo vệ cho những người bị bắt cũng phải được vào Đồng Tâm."

'Quốc hội, báo chí và quốc tế cần vào cuộc'

Đồng Tâm Bản quyền hình ảnh Other/VTV
Image caption Sự kiện ở Đồng Tâm xuất hiện trên phóng sự, tường thuật của kênh truyền hình nhà nước VTV1 hôm 09/01/2020

Ở điểm ý kiến cuối cùng, người cũng từng là Thiếu tá trong lực lượng an ninh thuộc Công an Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Vinh đã có điểm gặp gỡ với ý kiến được chia sẻ ở trên của PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, đó là việc Quốc hội Việt Nam cần có vai trò, mặc dù ông Vinh đua ra phát biểu với BBC trước ông Giao hai ngày:

"Bước thứ ba là Quốc hội phải có đoàn của Quốc hội vào, cách đây hai năm rưỡi đã từng có đại biểu Quốc hội vào, trong đó có ông Dương Trung Quốc, thì Quốc hội phải được tham gia vào," ông Nguyễn Hữu Vinh nói

"Thứ ba là lãnh đạo chính quyền, họ đã từng xuống rồi, Giám đốc Sở Công an, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố đã từng xuống đến tận nơi rồi.

"Nếu như mấy ngày tới không có sự có mặt của họ và tất cả những cái mà tôi vừa nói, thì cũng càng rõ ràng đây là một việc làm khuất tất!"

Cuối cùng đưa ra ý kiến tại Bàn Tròn Đặc Biệt đầu năm 2020 về vụ Đồng Tâm, từ Cộng hòa Liên bang Đức, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài nói với BBC:

"Tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất của bà Nguyên Bình và ông Nguyễn Hữu Vinh!

"Tôi chỉ đề xuất thêm là để đảm bảo cho khách quan, thì ngoài những lực lượng mà do hai vị trên vừa đề xuất, tôi đề nghị là phải cho các cơ quan ngoại giao, báo chí quốc tế, cũng như là các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam được phép vào Đồng Tâm.

"Để cùng với các giới chức của chính quyền, điều tra một cách khách quan và công bằng trong vụ việc ở Đồng Tâm đã xảy ra vào rạng sáng ngày hôm nay (09/01/2010)"

'Cần học quốc tế về cách giải quyết'

Đồng Tâm Bản quyền hình ảnh Other/VTV
Image caption Một số vũ khí tự tạo, tự chế được trang bị trong việc 'chống đối người thi hành công vụ' hôm 09/01/2020, theo cáo buộc của chính quyền và truyền thông nhà nước Việt Nam

Hôm 11/01, trong một ý kiến gửi BBC News Tiếng Việt, nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị học, PGS. TS. Jonathan London từ Đại học Leiden, Hà Lan bình luận thêm:

"Đồng tâm là thảm họa. Đồng tâm là một nguy cơ. Nhưng Đồng Tâm cũng là một cơ hội để cho cả nước Việt Nam nỗ lực đề đề cập vấn đề tranh chấp đất đai một cách hiệu quả hơn vì lợi ích của toàn xã hội và tất cả mọi bên.

"Dù tôi không phải là chuyên gia về vấn đề đất đai, dễ thấy những giải pháp đối với vấn đề này ngày một yêu cầu ít nhất hai điều.

"Thứ nhất, một yếu tố mà không thể thiếu được là sự quyết tâm chính trị để giải quyết vấn đề này và làm thế phải hiểu được tâm quan trọng và nguy cơ của vấn đề và thực sự đại biểu cho lợi ích của từng cộng đồng, từng công dân.

"Chắc chắn những cộng đồng như Đồng Tâm đã không thiếu sự quyết tâm chính trị vì họ thấy là chính cuộc sống của họ bị dọa.

"Đồng ý hay không với cách biểu hiện sự quyết tâm của họ và sự phản đối quyết liệt của dân Đồng Tâm, sự phản đối và quyết tâm để bảo vệ các quyền mà họ thấy là hoàn toàn chính đáng nên được nghe.

Đồng Tâm Bản quyền hình ảnh Other/VTV
Image caption Một số thành viên của lực lượng vũ trang của chính quyền xuất hiện trên Truyền hình Việt Nam trong biến cố ở Đồng Tâm, hôm 09/01/2020

"Thứ hai, một yếu tố có tính cách kỹ thuật hơn. Thay vì cho phép chính quyền các địa phương áp dụng những phương pháp bạo động, hãy phát triển những thế chế và cơ chế để xử lý vấn đề này hiệu quả hơn.

"Việc cải cách thế chế thường là một quá trình dài hạn và rõ ràng rằng có một số việc phải làm ngay.

"Trong đó theo tôi có việc tiếp cận kinh nghiệm của các nước có thể chế, cơ chế hiệu quả trong lĩnh vực này như Hàn Quốc và Đài Loan hay các nước khác.

"Giới lãnh đạo cũng như cộng đồng, xã hội phải tìm kiếm cho được sự can đảm chính trị để giới thiệu các mô hình từ quốc tế làm sự hướng dẫn thực tế về vấn đề này để giải quyết các tranh chấp đất đai.

"Câu chuyện có được một quá trình hòa giải với Đồng Tâm có thể sẽ phức tạp hơn. E rằng ở đây sẽ mãi là một cộng đồng không được vui." ông Jonathan London nhận định.

Cũng hôm thứ Bảy, chia sẻ với BBC quan điểm riêng và quan sát của mình trong dịp này, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cho hay:

"Dư luận trong nước, bỏ qua những dư luận chống chính quyền, hai hôm nay có các điểm như sau: Một, đây là một cuộc đàn áp, không phải là cuộc cưỡng chế, không phải cuộc vây bắt tội phạm. Hai, thông tin về tranh chấp ở Đồng Tâm (đồng Sênh, Miếu Môn...) chưa bao giờ được bạch hóa đầy đủ. Gần nhất, có phó tổng thanh tra Nguyễn Văn Thanh và chủ tịch HN Nguyễn Đức Chung công bố mấy tài liệu pháp lý và kết quả thanh tra theo lối áp đặt, không đủ cơ sở pháp lý, đồng thời cáo buộc không có cơ sở hành vi một số công dân Đồng Tâm.

"Ba, truyền thông của Nhà nước luôn luôn đưa tin một chiều, thông tin hạn chế, chỉ phản ánh sự thật một phần. Không rõ vì sao cảnh sát cơ động bao vây, hành động đàn áp như vậy, nhằm mục đích gì; Bốn, những người thiệt mạng (cảnh sát, người ở Đồng Tâm) thì đều là người. Khởi tố vu án về tội giết người, chống người thi hành công vụ, là đúng, nhưng trái với tất cả các vụ khởi tố khác, truyền thông không nói rõ diễn biến, sự kiện cụ thể dẫn đến khởi tố.

"Năm, Đảng viên, người dân đã so sánh vụ Đồng Tâm này (kéo dài đã 2 năm), với vụ Thái Bình 1997, và nhận định rằng lãnh đạo chính trị các cấp thời 1997 đã xử lý khôn ngoan, thỏa đáng, phù hợp, tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Còn sự việc xảy ra sáng sớm 9/1, và cả quá trình trước đó, có rất nhiều dấu hiệu làm sai pháp luật của chính quyền, của cảnh sát, của quân đội, của chủ tịch UBND HN, của thành ủy HN, của Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ. BCT/BBT, Ban chấp hành TƯ chưa hề công khai ý kiến về vụ này, làm cho nhiều Đảng viên, công dân không hiểu, không tin, cho rằng lãnh đạo Đảng ở cấp cao nhất đã coi thường công dân.

Đồng Tâm Bản quyền hình ảnh Other/Công An Nhân Dân Online
Image caption Lãnh đạo Bộ Công Anh Việt Nam hôm 11/01/2020 thăm thân nhân, gia đình những cán bộ cảnh sát thiệt mạng trong biến cố ở Đồng Tâm hai hôm trước đó

"Sáu, so sánh với vụ Đoàn Văn Vươn, tính chất có khác biệt, nhưng nổi lên, là việc biến việc thực thi pháp luật, thi hành công vụ thành một vụ đàn áp có dấu hiệu rõ rệt của làm trái pháp luật của cảnh sát cơ động; Bảy, có nhiều videp clips đưa lên mạng bởi các cá nhân, cho thấy, nhiều người dân Đồng Tâm có các hành vi gây rối trật tự - té nước bẩn vào bộ đội xây tường ngoài ruộng, phụ nữ đánh bộ đội... Dư luận lên án kiểu hành xử này.

"Tám, người dân đặt câu hỏi lớn về sự hợp pháp của cuộc đàn áp này; Chín, người dân và đảng viên cũng đặt câu hỏi lớn về bản chất chính trị của cuộc đàn áp này; và Mười, Đảng viên và công dân yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện về sự việc gây chết người sáng 9/1 này.

"Nhận định của tôi là, thứ nhất, vụ Phan Rí Cửa - rõ ràng có nhiều người dân phản ứng sai pháp luật. Nhưng việc các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm là thực tế và nguyên nhân của phản ứng sai pháp luật đó. Thứ hai, vụ Vũng Áng cũng tương tự.

"Thứ ba, vụ Đồng Tâm, nhìn từ Hà Nội, dường như chính quyền cố tình không hiểu Luật Đất đai. Những việc liên quan đến tham nhũng, lợi ích nhóm, chưa thể có nhận định gì, nhưng không thể không xem xét bởi lãnh đạo chính trị quốc gia, chứ không phải chỉ cần phân cấp cho thành phố Hà Nội.

"Thứ tư, mỗi lần có một vụ thế này, niềm tin của đảng viên và công dân đều giảm sút mạnh. Vụ Đồng Tâm, do có chết người (cả cảnh sát và người ở Đồng Tâm, đặc biệt là ông Lê Đình Kình), là sự kiện nghiêm trọng nhất từ 1976. Vụ này chắc chắn đã làm thay đổi cách nhìn của công dân đối với chính quyền.

"Và thứ năm, cuối cùng, Đảng viên và công dân đang yêu cầu Đảng và Nhà nước có hành động cụ thể, lập tức để giám sát và xử lý bản chất, hậu quả của vụ Đồng Tâm này."

Sự việc xảy ra thế nào và từ khi nào?

Nhân chứng nói dân ném bom xăng khi hàng ngàn cảnh sát đổ về Đồng Tâm, bắt đầu vào lúc khoảng 3 giờ sáng 9/1. Bộ Công an Việt Nam xác nhận 3 cảnh sát, 1 người dân thiệt mạng trong vụ "chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội"

Giới chức tuyên bố đang tiến hành xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch, trong lúc người dân cho rằng có sự diễn giải sai trong việc thu hồi đất. Tranh cãi đất đai giữa dân và giới chức bắt đầu từ 2016, lên tới đỉnh điểm với vụ dân bắt 38 cảnh sát hôm 15/4/2017 sau khi cho rằng giới chức đã bắt người bất hợp pháp

Ngày 22/4/2017, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại với dân Đồng Tâm, ký giấy cam kết không truy tố về vụ bắt người, đổi lại, dân Đồng Tâm thả những người đang bị giữ.

Ngày 13/6/2017, Công an Hà Nội khởi tố vụ 'bắt giữ 38 người thi hành công vụ'; sau đó, hôm 25/4/2019, Thanh tra Chính phủ Việt Nam có thông báo về 'kết luận cuối cùng' theo đó nói đất có tranh chấp ở Đồng Tâm là đất quốc phòng.

Kể từ đó cho tới thời điểm xảy ra vụ việc hôm 09/01/2020, nhiều người dân Đồng Tâm vẫn không tán thành và tiếp tục khiếu nại về vụ việc, nhiều người đến thời điểm đó vẫn đang đề nghị trợ giúp pháp lý của giới luật sư.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn