Tin cập nhật về cái chết thương tâm cuả Cụ Lê Đình Kinh

Thứ Sáu, 10 Tháng Giêng 202010:03 SA(Xem: 6519)
Tin cập nhật về cái chết thương tâm cuả Cụ Lê Đình Kinh
*****************

Văn sĩ, trí thức Việt Nam ra Tuyên bố Đồng Tâm


Hôm 10/1, nhiều nhân sĩ, trí thức Việt Nam đã ký Tuyên bố Đồng Tâm yêu cầu chính quyền ngưng ngay việc dùng vũ lực trong vụ cưỡng chế đất đai ở Đồng Tâm, Hà Nội, đồng thời phải công khai minh bạch vụ tranh chấp đất đai khiến ít nhất 5 người chết, trong đó có 3 công an và 2 người dân hôm 9/1.

Tuyên bố Đồng Tâm được CLB Lê Hiếu Đằng khởi xướng hôm 9/1, có đoạn: “Nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang (quân đội, công an, các lực lượng khác) dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm và với tất cả các địa phương ở Việt Nam”.

Ông Trần Bang, một thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng, nói với VOA:

“Chúng tôi - những tổ chức xã hội dân sự và cá nhân - có thảo ra Tuyên bố Đồng Tâm với mục đích cảnh báo và ngăn chặn bạo lực và muốn việc giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết hành chính thông qua luật pháp, chứ không thể dùng bạo lực để đàn áp dân mà lấy đất của dân giao cho các nhóm lợi ích”.

Tuyên bố Đồng Tâm với mục đích cảnh báo và ngăn chặn bạo lực và muốn việc giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết hành chính thông qua luật pháp, chứ không thể dùng bạo lực để đàn áp dân mà lấy đất của dân giao cho các nhóm lợi ích.


“Các nhóm lợi ích này có thể mang những cái tên mỹ miều là ‘đất quốc phòng’.”

“Qua nhiều năm, họ dùng hết chiêu bài này đến chiêu bài khác để lấy đất của người dân”.

Tuyên bố nêu chi tiết: “Từ 25/12/2019 lực lượng chức năng đã cho chuẩn bị quân cán, diễn tập, uy hiếp nhân dân Đồng Tâm. Đến tối ngày 6/1/2020 nhà cầm quyền đã cắt Wifi ở Đồng Tâm và canh giữ, cản trở những người hoạt động dân sự độc lập từ Hà Nội muốn tiếp cận với Đồng Tâm để minh bạch thông tin từ Đồng Tâm”.

“Đây là hình thức chuẩn bị đàn áp thì bịt mồm, bịt mắt người dân và lái dư luận, ngăn cản tự do báo chí, ngôn luận, vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyên chính trị và dân sự mà Việt Nam đã ký kết”, Tuyên bố viết.

Từ thành phố HCM, nhà giáo Huỳnh Thị Út, một người ký tên vào Tuyên bố, nói với VOA:

“Tôi nghĩ việc giải quyết đất đai phải có thỏa thuận của hai bên, có đền bù thỏa đáng thì mới hợp lý hợp tình, chứ lúc nửa đêm mà tấn công người dân như thế thì tôi thấy là không được. Tội cho người dân. Vậy là không được”.

Lúc nửa đêm mà tấn công người dân như thế thì tôi thấy là không được. Tội cho người dân.


“Tôi kỳ vọng rằng Tuyên bố này gửi đi để mong rằng chính quyền phải xem lại để giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của người dân”.

Nhà cầm quyền phải đưa người bị thương ở Đồng Tâm đi cấp cứu, đồng thời không được ngăn cản người dân và các tổ chức xã hội dân sự, báo chí tự do đến đưa tin, cứu hộ, giúp đỡ người dân Đồng Tâm trong lúc họ bị đàn áp, theo tuyên bố.

“Vụ việc đất đai Đồng Tâm phải được giải quyết công khai minh bạch, thông qua trình tự pháp luật dân sự, hành chính và phải có các tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập, người dân và báo chí trong nước, quốc tế tự do tìm hiểu, chứng kiến mọi ngóc ngách của vấn đề và trong quá trình giải quyết. Không hình sự hóa trong giải quyết dân sự về đất đai”, Tuyên bố Đồng Tâm, có đoạn.

Tuyên bố yêu cầu chính quyền phải công nhận quyền tư hữu đất đai: “Vấn đề đất đai gây bao đau thương oan khuất từ 1954 đến nay trên khắp Việt Nam phải được thay đổi từ gốc rễ ở Hiến Pháp và Luật đất đai, phải trả lại quyền Tư hữu đất đai cho mọi người dân Việt Nam”.

Tuyên bố Đồng Tâm đăng trên trang boxitvn.blogspot.com hôm 10/01/2020. Photo boxitvn.blogspot.com

Tuyên bố Đồng Tâm đăng trên trang boxitvn.blogspot.com hôm 10/01/2020. Photo boxitvn.blogspot.com


Từ Hà Nội, Tiến sĩ Mạc Văn Trang, viết trên Facebook, thể hiện sự đồng tình với Tuyên bố: “Ruộng đất do Tổ tiên, ông cha ngàn đời khai phá, sở hữu, nhưng Dân ta rất yêu nước, bất kỳ lúc nào Nhà nước trưng dụng vào mục đích quốc phòng, Dân cũng sẵn sàng giao nộp. ‘Xe chưa qua, nhà không tiếc’, ‘thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người’… thì tiếc gì một ít ruộng đất. Nhưng đất quốc phòng mấy chục năm không sử dụng thì phải trả cho Dân canh tác”.

Người Dân xã Đồng Tâm chắc họ phải có lý, có niềm tin, họ chính nghĩa thì mới đoàn kết, liều mạng giữ đất như vậy.


Tiến sĩ Mạc Văn Trang, người đã tuyên bố từ bỏ Đảng, viết thêm: “Người Dân xã Đồng Tâm chắc họ phải có lý, có niềm tin, họ chính nghĩa thì mới đoàn kết, liều mạng giữ đất như vậy”.

Ông khuyến nghị: “Dù gì thì mâu thuẫn giữa Dân với Nhóm lợi ích, Chính quyền cũng cần đứng giữa để giải quyết có lý, có tình. ‘Nói phải củ cải cũng nghe’, sao lại dùng bạo lực với Dân, đẩy người Dân đến chống lại Chính quyền?”


***************
voatiengviet.com

Vụ Đồng Tâm: Cụ Lê Đình Kình và con trai thiệt mạng


Cụ Lê Đình Kình, “lãnh tụ tinh thần” của người dân Đồng Tâm, và con trai là Lê Đình Chức, đã thiệt mạng trong vụ đụng độ với lực lượng chức năng hôm 9/1, hai nguồn tin thân cận với gia đình ông Kình cho VOA biết chiều ngày 10/1.

Một phụ nữ sống gần gia đình ông Kình ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nói với VOA:

“Người dân thiệt mạng mới vừa nhận được, đang ở ngoài kia và trên đường về là bác Lê Đình Kình và con trai thứ hai của bác là Lê Đình Chức.”

Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, là người đứng đầu “Tổ đồng thuận” ký các đơn thư khiếu kiện về khu đất liên quan đến sân bay Miếu Môn.

Người phụ nữ thứ hai, vừa từ nhà con gái cụ Kình trở về, cho VOA biết:

“Tôi mới từ nhà con gái nhà ông Kình quay về. Tôi có nhìn thấy giấy báo của chính quyền xã, mời lên xã, ký vào giấy để nhận xác ông Kình về mai táng. Ông Kình đã chết từ lúc 12 giờ”.

“Một người cháu của ông ấy nói rằng đêm nay người ta đưa cả [xác] ông Kình và ông Chức về”.

“Hồi nãy ở ngoài đó thì chỉ thấy rất đông lực lượng công an, không ai vào nhà cụ Kình được vì bị công an bao vây kín”.

Chính quyền địa phương cũng đã xác nhận thông tin ông Kình chết. Ông Trịnh Xuân Viết, Chánh Văn phòng UBND huyện Mỹ Đức cho biết, “người chống đối tử vong là ông Lê Đình Kình (ngoài 80 tuổi)”.

“Ông Kình bị ngạt khói, sau đó được đưa đi viện và 7h sáng nay, thi thể ông được bàn giao cho gia đình”, VNExpress hôm 10/1 trích lời ông Viết nói.

Vào thời điểm 8h tối 10/1, nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Trịnh Bá Phương viết trên Facebook cá nhân rằng thi hài cụ Kình “vẫn đang ở nhà xác chưa đưa trả về cho gia đình”.

Từ Dương Nội, một nơi có tranh chấp đất đai khác giữa chính quyền và người dân, ông Phương dẫn lời hai nhân chứng vừa gặp người nhà của cụ Kình cho biết nguyên nhân gia đình cụ nhất quyết không ký biên bản nhận xác là vì trong văn bản đó có câu “công nhận đất ở Đồng Sênh là đất quốc phòng và cụ Kình bị chết tại khu đất đó”.

Ông Phương gọi đó là “thủ đoạn quá tinh vi và thâm độc của nhà cầm quyền cộng sản”.

Trong khi đó, một số báo Việt Nam gồm Thanh Niên, Tiền Phong, VietnamNet, VTC, v.v... đưa tin việc “cơ quan chức năng” bàn giao thi thể cụ Kình cho đại diện gia đình cụ đã hoàn tất.

Trả lời VOA về số người bị thương, người phụ nữ cùng thôn ông Kình nói:

“Số bị thương có bác Bùi Viết Hiểu, bị thương nặng đang mổ cấp cứu ở bệnh viện 103, hai người nữa bị thương nặng là Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Tuyển”.

“Các ông Lê Đình Quân, Lê Đình Công, Lê Đình Huy… cũng bị thương”.

Trước đó, Bộ Công An loan tin: “Sáng ngày 9/1/2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng...tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 03 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh, 01 đối tượng chống đối chết, 01 đối tượng bị thương…”.

Đài VTV hôm 10/1, đăng tin ông Nguyễn Văn Tuyển, một trong những người được cho tham gia vào nhóm chống đối lực lượng chức năng bị bắt, khai kế hoạch tấn công và hung khí được chuẩn bị từ trước.

“Chính người này thừa nhận hành vi có tổ chức, manh động, được chỉ đạo để sử dụng các loại vũ khí nóng như quả nổ, bom xăng, lựu đạn chống trả lực lượng chức năng”, vẫn theo VTV.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã thu giữ 8 quả lựu đạn, hàng chục dao phóng, 20 chai bom xăng chưa sử dụng và nhiều pháo nổ, trang VietnamNet cho biết hôm 10/1.

VNExpress dẫn lời Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết trong gần 30 người bị tạm giữ, cơ quan điều tra sẽ phân loại và khởi tố bị can về ba tội: “Giết người, Tàng trữ sử dụng vũ khí trái phépChống người thi hành công vụ.”

Cũng hôm 10/1, các văn sĩ trí thức Việt Nam đã ra Tuyên bố Đồng Tâm gửi đến giới lãnh đạo Hà Nội, kêu gọi chấm dứt “các hành động bạo lực” nhằm vào người dân mất đất.


*************

Cụ Lê Đình Kình lãnh đạo dân Đồng Tâm ‘bị chết’ trong trụ sở công an


Cụ Lê Đình Kình, người lãnh đạo ‘tinh thần’ của người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã bị chết trong vụ công an tập kích hôm 9 Tháng Giêng, 2020, khiến đại diện Ủy Ban Nhân Dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, cho hay giới hữu trách đã bàn giao thi thể cụ Lê Đình Kình (84 tuổi) lãnh đạo ‘tinh thần’ Đồng Tâm cho người nhà để mai táng theo phong tục, tập quán địa phương.

warning
attachment
Ông Lê Đình Kình

Nhiều nguồn tin khác, trong đó có báo chí ở Việt Nam, nói thêm với BBC rằng họ cũng nghe tin ông Lê Đình Kình đã mất.

Đến cuối ngày 10/1, giờ Việt Nam, đã có xác nhận từ báo chính thống rằng ông Lê Đình Kình đã 'tử vong' trong lúc chưa rõ trường hợp ông Lê Đình Chức.

Báo nhà nước xác nhận

Một trang báo chính thống, **********, xác nhận đại diện UBND xã Đồng Tâm cho biết, xã vừa bàn giao thi thể ông Lê Đình Kình cho người nhà.

********** viết: "Trong vụ việc chống người thi hành công vụ xảy ra vào sáng ngày 9/1, ông Lê Đình Kình đã bị tử vong."

"Con gái ông Kình, bà Lê Thị Nhung là người đại diện gia đình nhận thi thể."

********** không đề cập trường hợp ông Lê Đình Chức.

Cũng theo **********: "Đại diện UBND xã Đồng Tâm cũng cho biết, chiều nay, lực lượng chức năng đã bàn giao nhà của ông Kình cho gia đình. Việc an táng ông Kình sẽ được tổ chức tại ngôi nhà ông Kình sinh sống tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm."

"Cũng trong ngày hôm nay, bốn người dân đã được lực lượng chức năng thả về địa phương, gồm hai nam, hai nữ," theo trang tin này.

Các báo nhà nước ở Việt Nam không nói rõ bối cảnh cái chết của ông Lê Đình Kình, một cựu cán bộ Đảng, và rằng vì sao thi thể ông nằm trong tay nhà chức trách để họ "bàn giao" cho gia đình.

Ông Lê Đình Kình, thường được xem là 'thủ lĩnh' của người dân ở xã Đồng Tâm, sinh năm 1936.

Người dân kể lại

Người dân, muốn giấu tên, sống ở xã Đồng Tâm, cho BBC hay một người khác, Bùi Viết Hiểu, 76 tuổi, đang ở trong bệnh viện quân y 103, Hà Nội sau vụ ngày 9/1.

'Chiều hôm 9/1, công an mở cửa vào nhà bác Kình sau khi đã bao vây, niêm phong nhà.

"Một lúc, thấy họ quấn cái gì, khuân xuống. Mình cũng ngửi thấy mùi hương. Ông hàng xóm bên cạnh bảo là bác Kình bị chết ngạt trên tầng hai."

"Con trai thứ hai của bác, Lê Đình Chức, trong lúc bị tấn công, chắc là bị đánh," người dân ở Đồng Tâm nói.

Người dân này cáo buộc công an, vào rạng sáng 9/1, "đánh đập dã man, ai mà chạy được thì họ thả chó đuổi theo."

Người dân này mô tả: "Khi họ về đến đầu làng, người dân đánh kẻng báo động, vì giờ ấy dân còn đang ngủ."

"Họ bắn đạn, hơi cay vào các ngõ xóm, quân họ kéo về đông lắm."

"Nhà tôi phải bế cháu chạy lên xóm trên để trú vì hơi cay mùi hết vào trong xóm."

Người này kể tiếp: "Họ trấn áp, không cho dân ra, trong khi đấy, họ trang bị đầy đủ vũ khí, quần áo, súng, đầy đủ."

"Người dân chống trả, nhưng ai mà ra, là họ đánh, kể cả đàn bà. Có người bị họ bắn đạn cao su vào đùi, giờ vẫn còn tím," người dân này cáo buộc.

Trong khi đó, thông cáo mới nhất của Bộ Công an ngày 10/1 nói:

"Theo báo cáo của Công an thành phố (TP) Hà Nội: Ngày 09/01/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Giết người; Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng; Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội theo Điều 123, Điều 304, Điều 330 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và khẩn trương tiến hành các biện pháp điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Đến nay, tình hình an ninh, trật tự ở Đồng Tâm cơ bản ổn định; mọi hoạt động của người dân diễn ra bình thường; nhiều người dân tích cực hỗ trợ lực lượng Công an, Quân đội thực hiện nhiệm vụ.

Việc thi công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn tiếp tục thực hiện theo kế hoạch.

Ngoài 03 cán bộ, chiến sỹ Công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ mà Bộ Công an đã thông tin đến báo chí, cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm an ninh, trật tự thi công tường rào Sân bay Miếu Môn và người dân đều an toàn."

'Muốn bắt ông Kình'

Còn người dân ở xã Đồng Tâm chia sẻ quan điểm: "Họ muốn bắt đội của bác Kình."

"Từ trước đến giờ họ luôn nghĩ nếu họ bắt các bác đi thì người dân sẽ không đấu tranh nữa."

"Họ nghĩ bác xúi giục dân, nhưng theo tôi không phải. Bác đấu tranh bao năm, người dân thấy đúng thì tham gia, chứ chả ai xúi giục, thấy bác đấu tranh rất đúng."

"Họ nghĩ bắt bác Kình, thì dân sẽ không làm gì nữa."

"Chính quyền đưa tin bây giờ theo hướng cả xã Đồng Tâm và bác đều bất hợp pháp. Họ bảo người chống trả là dân nghiện hút."

"Nhưng không phải, vì dân cũng nhận định khả năng chính quyền sẽ về đàn áp. Nên tối hôm đấy chuẩn bị ở một chỗ, những người ấy trực đêm ở nhà bác, chứ không phải là nuôi nghiện hút, toàn dân lao động bình thường thôi."

Trong khi đó, báo Giao thông ngày 10/1 dẫn lời gia đình, nói có ba người công an đã bị "cháy đen" ở Đồng Tâm.

Phóng sự mô tả cuộc gặp gia đình Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân (SN 1992) - "một trong ba chiến sỹ, cán bộ công an hy sinh trong vụ gây rối ở Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) rạng sáng 9/1".

Ông Sửu, chú ruột của Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân cho biết:

"Đau đớn lắm, tôi không thể nhận ra hình hài cháu tôi. Có ba người thì toàn thân và mặt mũi đều bị cháy đen, chiếc áo giáp những chiến sĩ mặc đều căng phồng rất khó cởi ra. Mẹ cháu và chị gái cháu định vào nhận dạng nhưng tôi không cho vào vì sợ không chịu được hình ảnh đó", ông Sửu nấc nghẹn, theo báo Giao thông cho hay.

attachment
Cụ Lê Đình Kình trong lần gặp gỡ đại diện Viettel hồi đầu năm 2017 - hình lấy từ video clip

Tường thuật của VTV

Đài truyền hình quốc gia Việt Nam, VTV, hôm 9/1, phát phóng sự về biến cố ở Đồng Tâm.

Phóng sự, với nhiều hình ảnh tại hiện trường, nói: "Sau hơn 1 tuần các đối tượng nhiều lần gây rối, sáng nay (9/1), các lực lượng chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ các mục tiêu tại khu vực thi công tường rào."

"Mặc dù đã phát loa tuyên truyền nhưng các đối tượng này vẫn manh động ném bom xăng, sử dụng lựu đạn, dao phóng tấn công lực lượng chức năng. Kế hoạch tấn công và hung khí được các đối tượng khai đã chuẩn bị từ trước đó."

VTV nói: "Sự manh động, hung hãn của các đối tượng đã khiến 3 đồng chí Công an bị hy sinh do bị tấn công bằng bom xăng. Tại hiện trường đã thu giữ 8 quả lưu đạn, hàng chục dao phóng, 20 chai bom xăng chưa sử dụng và nhiều pháo nổ."

Vụ việc kéo dài từ 2017 đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận Việt Nam và quốc tế.


************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn