Có phải dân Hà Nội đang ăn cứt lợn mỗi ngày?

Thứ Sáu, 18 Tháng Mười 20196:00 SA(Xem: 6067)
Có phải dân Hà Nội đang ăn cứt lợn mỗi ngày?

Đặng Thiều Quang

Trại lợn hàng vạn con xả thải ở ngay gần đầu nguồn nhà máy nước. Bài báo dưới link này đã đăng vài tháng trước nhưng không hề nhắc đến, và cũng chẳng ai để ý là nó ngay cạnh nhà máy nước.

Trong ảnh vệ tinh, thấy rõ trang trại này nằm ngay gần nhà máy nước Sông Đà. Trang trại nằm trên sườn đồi cao. Nước thải trang trại xả ra khe suối (có thể chính là cái khe suối vừa bị đổ dầu mấy hôm vừa rồi), khe suối này có thể đã chảy xuống hồ Đồng Bãi, hồ bé bằng cái lỗ mũi, là hồ chứa nước đầu nguồn của nhà máy nước Sông Đà. Trước giờ mình cứ nghĩ nước lấy từ sông Đà hoặc hồ thuỷ điện Hoà Bình, hoá ra không phải, lấy từ Đống Bãi/Phân các bạn ạ.

Mình rất hy vọng là mình sai, vì chả nhẽ mấy năm nay mình vẫn ăn cứt lợn hàng ngày? Mất công tìm kiếm thông tin trên mạng, thì trang trại lợn hoạt động từ 2017. Trên bản đồ vệ tinh, khi chuyển sang chế độ địa hình nó sẽ hiện lên các đường đồng mức cao độ, trang trại ở cao độ 70m, hồ chứa nước ở cao độ 40m. Chênh nhau khoảng 30m nghe thì bình thường, nhưng thực sự là rất lớn đó (Hãy hình dung con sông Hồng ở Lào Cai chênh với mặt biển chỉ 80m cao độ, nhưng nó cuồn cuộn chảy như thế nào suốt mấy trăm cây số!) Mà các bạn biết rồi đấy, nước chảy chỗ trũng. Mỗi khi trời mưa to, toàn bộ nước từ sườn đồi cao đổ xuống, có lẽ sẽ cuốn phăng tất cả các bể chứa nước thải từ trại lợn xuống đầu nguồn nhà máy nước.

Hồ Đồng Bãi có chiều dài khoảng 1500-2000m chỗ rộng nhất chừng 400m (tạm tính rộng trung bình 200m đi) -> diện tích hồ chừng 40ha. Độ sâu thì không rõ. Người ta dẫn nước từ sông Đà (cách hồ khoảng 2000m) vào bằng kênh đào, và bơm nước từ hồ lên nhà máy xử lý nước.

Xem thêm thông tin wikipedia thì:

“Tại vùng đông bắc huyện, ở sườn phía nam núi Ba Vì có một số hồ thủy lợi nhỏ được xây dựng từ giữa thế kỷ 20. Một trong số đó là hồ Đồng Bãi 20°58′38″B 105°21′54″Đ [6], một số văn liệu viết thành hồ Đồng Bài, là hồ lớn nhất và được cải tạo sức chứa để cấp nước trong dự án “Nước sạch Sông Đà”. Nước từ hồ được đưa tới Nhà máy Nước sạch Sông Đà Viwasupco 20°57′54″B 105°23′16″Đ ở xã Phú Minh, rồi chuyển nước theo “đường ống nước sạch sông Đà” về vùng nội thành Hà Nội.[7][8][9]

Hệ thống Nước sạch Sông Đà được trình bày là sạch, dựa vào nước dẫn theo kênh từ sông Đà và bơm lên hồ chứa, đã góp phần giải khát cho thành phố Hà Nội. Tuy nhiên nếu xem vị trí hồ Đồng Bãi trên Google Maps thì bằng mắt thường cũng thấy hồ này thu cả nước mặt từ suối Đồng Tranh ở phía đông bắc và suối Cũn ở phía đông nam, với thủy vực cỡ gần 30 km2 [6]. Cùng với nước suối là toàn bộ chất thải của cư dân và các cơ sở công nông nghiệp trong thủy vực, trong đó đáng kể nhất là Trại lợn Japfa Dũng Huyền (?) nằm bề thế ở đầu nguồn suối Đồng Tranh.” (Hết trích)

Thực ra nước sông Đà với hàng trăm km thượng nguồn với lưu vực hàng trăm ngàn cây số vuông chứa hàng trăm ngàn suối khe lớn nhỏ đổ về, vốn đã không tránh được ô nhiễm bởi chất thải của con người, gia súc, chim thú…v.v..

Nên tin vui để an ủi các bạn là có lẽ chúng ta đã ăn cứt rất nhiều rồi, thêm cứt lợn chắc cũng chẳng chết ngay được đâu.

Đổ thêm tí dầu vào lửa, cho nó cháy luôn thể!


4-9 5-5 6-4 7-5

Ý kiến bạn đọc
Thứ Sáu, 18 Tháng Mười 20194:20 CH
Khách
Á ... à ... à ... thì ra thế ! Nay mới biết vì sao đường ống nước sông Đà cứ sửa xong lại vỡ , vỡ hoài vỡ mãi ... vỡ tới 15 lần ... vẫn vỡ ! Hoá ra , phân lợn hoà nước đái lợn cộng thêm phân bón , thêm acid ... trăm thứ bà rằn khác ... thì đường ống nào chịu cho thấu ! Không vỡ trước cũng vỡ sau thôi !

Tiêu đề của bài viết trên ... đến câu kết " có lẽ chúng ta đã ăn cứt rất nhiều rồi, thêm cứt lợn chắc cũng chẳng chết ngay được đâu. " Đọc thật nát lòng .
Thảo nào dân trí ta được lãnh đạo csVN nhìn nhận và khẳng định quá thấp , chưa đáng hưởng dân chủ ! Xét cho cùng lãnh đạo nói chả bao giờ sai .
Từ thưở boác chỉ đạo Tiêu Thổ Kháng Chiến . Ta chỉ biết phá chứ đâu biết xây . Sau chiến thắng điện biên lẫy lừng thế giới , nước cắt đôi , nhờ thắng lớn mới được cắt đôi . Ta nửa trên , Ngụy nửa dưới .

Kể từ thưở cắt đôi . Miền Bắc phát triển mạnh kỹ nghệ Đổ Thùng , dân dả bắt đầu đánh nhau giành cứt ! Phân Bắc còn tên khác là phân tươi ... quí như vàng ... lỏng ! Nhờ vậy dân từ vĩ tuyến 17 đổ ra mới có cái bỏ vào mồm miệng ... để sống hết kiếp người ; dù rằng gọi là phân , nhưng thật ra chỉ toàn vỏ khoai lang ... tím ngắt !!
Còn miền kia , thuộc Ngụy , tức vĩ tuyến 17 đổ vào , dùng phân " u rê " , chứ đâu biết phân bắc , phân xanh là cái giống gì ? Chỉ sau 75 , nhờ miền Bắc khai phóng , miền Nam mới biết hai từ trên , và chỉ phổ biến trong tù cải tạo . Nhắc lại chuyện xưa tích cũ , bèn kể lại câu chuyện :
" Thằng Tài đi học về nói với mẹ:
"Mẹ à, hôm nay cô giáo nói có bà "tiến sĩ háng" Vũ Thu Hương nào đó nói “…muốn trở thành công dân toàn cầu, học sinh học chữ Hán là cần thiết và làm trong sáng tiếng Việt”. Vậy mai mẹ cho tiền con mua sách về học nghe mẹ!"

Mẹ Tài nhìn con một lúc rồi nhỏ nhẹ nói:

"Con à! Mẹ nghe bà ngoại kể hồi xưa VC trốn dưới hầm bí mật, hàng ngày bà ngoại đem cơm đem nước tiếp tế. Mang cho họ gói cơm thì nhận lại gói cứt đem vất. Họ trốn dưới hầm, ăn đó ỉa đó. Mùi cơm mùi cứt lẫn lộn đã ngấm vào xương tuỷ của họ nên trở thành cái “gene” từ đó.

Vì vậy mà ngày nay đám cộng sản con, cộng sản cháu của họ cũng lẫn lộn như vậy đó con. Ngày nay họ ăn mặc đẹp đẽ, ở nhà đẹp đẽ, đi xe đẹp đẽ nhưng đầu óc họ vẫn không phân biệt được mùi nào là cơm mùi nào là cứt. Con đừng tin lời họ như bà ngoại tin lời họ hơn 42 năm trước mà hối không kịp ! "

Đấy , sự thể nó thế đấy . Cứt cơm lẫn lộn cả gần thế kỷ ! Nay dân Hà Nội lại được thêm cứt heo , thêm dầu đen ... bảo sao dân trí không cùn lụt so với nước người !!! So với Hồng Kông , người ta ồ ạt xuống đường , còn mình khép nép khúm núm dâng thỉnh nguyện !!!!
Dân quì cộng cưỡi cổ . Dân đứng cộng sụp đổ !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn