Di tích lịch sử cổ dưới quyền quản lý của người cộng sản

Thứ Sáu, 26 Tháng Bảy 20191:00 SA(Xem: 4886)
Di tích lịch sử cổ dưới quyền quản lý của người cộng sản
rfa.org

Di tích lịch sử cổ dưới quyền quản lý của người cộng sản

Cao Nguyen 2019-07-15

Thực trạng công tác bảo tồn những khi di tích lịch sử tại Việt Nam lại được công luận chú ý khi tin khu di tích lầu Bảo Đại hay còn gọi là biệt thự Cầu Đá nằm trên núi Cảnh Long (Khánh Hoà) được xây dựng cách nay gần 100 năm với 5 thự biệt hướng biển đang bị tác động vô cùng bất lợi bởi hoạt động san ủi gần như cả ngọn núi để xây khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, quán bar…

Thực trạng đáng buồn

Tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện bày tỏ sự bất ngờ khi hay tin khu lầu nghỉ mát của vua Bảo Đại đang bị ủi sạch để xây dựng những công trình du lịch.

“Đó là một hiện trạng rất đáng bun, thể hiện rằng tnh Khánh Hoà không biết trân trọng nhng công trình nghthut, mang tính lch sử. Người ta ăn xổi, ko biết khai thác du lch từ cái đó.

Các vua chúa ngày xưa mà gần đây nhất là vua Bảo Đại thì có để lại rất nhiều biệt thự ở các nơi, ví dụ như ở Nha Trang Khánh Hoà, hay Đồ Sơn và một số nơi khác nữa.

ng vi thời gian thì nhng nơi đó đều bị đổ nát. Mấy năm gần đây thì một số các công trình đó được sử dụng để tham quan và phục vụ nhu cầu ăn ngủ của du khách, ví dụ lầu Bảo Đại - Đồ Sơn.

i thấy đáng ra nhng cái đó nên giữ gìn nguyên vn hay ít nht là ng gn vi nguyên bản để làm du lịch và khai thác để người ta nhìn nhn lại một nơi chốn ca những con người trong lch sử.

Vì vậy tôi thy sự kiện ở Khánh Hoà làm hỏng cnh quan ca Dinh Bo Đại là điều rất đáng tiếc.”

Kiến trúc sư (KTS) kỳ cựu Trần Thanh Vân nói với RFA từ Hà Nội rằng thời điểm này bà không có điều kiện để khảo sát thực tế ở Khánh Hoà, nhưng theo bà thì

“Việc phá huỷ các di tích có ở khắp mi nơi, trm trng nht là ở ngay giữa thủ đô. Một thủ đô đã ngàn năm mà trầm trng nhất, thành ra tất cnhững chuyện ở Nha Trang và các thành phố khác, tôi nghĩ cũng vậy cả thôi.

Đây không phải là trường hợp duy nhất cho thấy chính quyền đang thờ ơ với các di tích mang giá trị lịch sử. Vào năm 2017, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế cho san lấp, di dời lăng mộ bà Tài nhân họ Lê (là vợ vua Tự Đức) để làm bãi đỗ xe du lịch tham quan lăng Tự Đức và Đồng Khánh.

Trước sức ép của báo chí và dư luận trong nước, Bộ Văn Hoá buộc phải yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế không được di dời lăng mộ vợ vua Tự Đức để làm bãi đỗ xe, dù cho lăng mộ của bà đã bị vùi lấp trong quá trình đơn vị thi công san ủi mặt bằng.

Hay như di tích Thành Nhà Hồ được vua Hồ Quý Ly cho xây dựng từ cuối thế kỷ 14 ở Thanh Hoá cũng trong tình trạng hoang tàn, xuống cấp, chuối hoang mọc um tùm.

Vào tháng 10/2018, Quỹ Bảo tồn văn hoá của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã tài trợ 92.500 USD để tu sửa cấp thiết mái vòm và bảo tồn cổng thành phía Nam, di sản Thành Nhà Hồ.

Tuy nhiên đến 3/2019, báo Tuổi Trẻ đưa tin cho hay Cơ quan chức năng cấp tỉnh chưa cấp kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích này lần nào. Người dân địa phương phải đóng góp tiền để làm lại gian nhà lợp tôn để che bàn thờ tại chính điện của di tích.

“Người quản lí văn hoá không có văn hoá”

“Ở Việt Nam, các di tích đều được qun lí bởi cao nht là Bộ Văn Hoá, cục Di sản là quan chuyên môn rồi đến sở văn hóa các Tỉnh. Tôi thấy trong bộ não của nhng người quản lí văn hoá hiện nay là không có văn hóa. - Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói:

Đánh giá về công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử của nhà chức trách Việt Nam hiện nay, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói:

Những di tích cận hiện đại ví dụ như những di tích liên quan đến Hoàng đế Bảo Đại hay bà Trần Lệ Xuân có nhà nghỉ mát ở trên núi Bạch Mã của Huế, hoặc một số dinh ththời xưa thì hiện nay các tỉnh đều biết không cách sử dụng để làm du lịch, không biết sử dụng nhng cái đó để sinh ra tiền.

Thay vào đó, họ lại dùng cách là phá bỏ đi hoặc làm cho nó biến dng xong rồi họ lại phc dng trở lại. Đó là nhng dự án rất tệ, nói chung là dự án ma mãnh, làm tốn ngân sách của nhà nước.

Ở Việt Nam thì nhng dự án vtrùng tu, lưu giữ di tích lịch sử, văn hoá là nhng dự án chỉ vì tiền. Họ cần tiền thì họ làm và họ làm thế nào để dự án tiêu được nhiều tiền.

Vì vậy, có nhng cái không đáng thay, không đáng phải sửa thì họ cũng làm. Để làm được việc đấy thì có khi họ để mặc cho nó đổ, sập, nát xong rồi họ mới phc dng, làm lại. Thì đó là c hiện trạng thường có ở các di tích lịch sử văn hoá Việt Nam hiện nay trên cả nước.”

Cùng quan điểm với tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, KTS Trần Thanh Vân thẳng thắn:

“Bây giờ, những người (làm văn hoá) thiển cận và vô văn hoá. Ngay cả ông bộ trưởng Văn Hoá - Thông tin cũng vô văn hoá. Họ chỉ muốn tôn vinh những người kề cận họ thôi”

Chỉ chú trọng tôn tạo di tích “Cách mạng Cộng sản”

Ông Lê Trọng Hùng, một cựu giáo viên và là người hoạt động xã hội dân sự ở Hà Nội thì cho rằng chính quyền hiện nay chỉ tập trung trùng tu những cơ sở của đảng cộng sản thời còn hoạt động bí mật hay trong chiến tranh:

“Họ chỉ tôn tạo những di tích lịch sử có liên quan tới cuộc cách mng của họ, nhng cuộc cướp chính quyn, các di tích như nuôi dấu cách mng chng hạn. Còn tôn tạo nhng giá trị văn hoá xa xưa hơn ca cha ông thì người ta không quan tâm lắm, hoặc quan tâm cho có gọi là “tầm nhìn văn hoá” nhưng nó không được như mong muốn.” - Ông Hùng bình luận với RFA từ Hà Nội.

Thực tế cho thấy các di tích gắn liền với cuộc “Cách mạng Cộng Sản” như khu di tích Nhà sàn của Hồ Chí Minh bao gồm quần thể nhà sàn, phủ Chủ tịch, ao cá… ở Hà Nội được xếp hạng “di tích Quốc gia đặc biệt”, luôn được giữ gìn, tôn tạo, canh gác nghiêm ngặt.

Ông Nguyễn Xuân Phúc đưa người tương nhiệm Pháp đến thăm Nhà sàn Bác Hồ vào năm 2018

Ông Nguyễn Xuân Phúc đưa người tương nhiệm Pháp, Edouard Philippe đến thăm Nhà sàn Bác Hồ vào năm 2018 AFP

icon-zoom

Những khu ‘căn cứ cách mạng’ tại nhiều địa phương cũng được cấp kinh phí để bảo quản và đưa khách đến để tham quan.

KTS Trần Thanh Vân cho rằng suy nghĩ và hành xử như thế theo bà là một sự ngộ nhận, sai lầm rất tai hại vì suốt hơn 4000 năm lịch sử, Việt Nam đã có rất nhiều vị danh nhân tạo nên những ‘điển tích’ lẫy lừng.

“Tôi nói ví dụ trong thời gian va qua, tôi đã phát hiện và viết 3 bài và đi suốt cả năm 2018 về một di tích lịch sử rất quan trọng trong cuộc chiến đánh quân Nguyên Mông tạo nên 2 chiến thắng lẫy lừng lần thứ 2, thứ 3 ở tỉnh Ninh Bình.

Chùa Khai Phúc ở Ninh Bình, là nơi vua Trần Thái Tông xuống tóc đi tu sau khi đánh bi quân Mông-Nguyên lần thứ nhất. Dù chỉ rộng hơn 100 mét vuông thôi nhưng người ta cũng cố tình xoá đi nhưng không xoá nổi.

Hay như Hành cung Vũ Lâm từng là n cquân sự để hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông chỉ huy 2 lần đánh tan Mông-Nguyên. Hiện nay, người ta dùng tiền nhà nước xây dựng thành nơi ăn chơi nhảy múa hết sức bậy bạ. Người ta đến đó vui chơi chứ không phải thực sự đến đấy để mà n vinh cái giá trị lịch sử.”

Lối ra nào?

Trước tình trạng ngày càng nhiều di tích lịch sử phải “kêu cứu”, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cho rằng muốn thay đổi thực trạng đáng buồn như hiện nay, phải thay đổi được nhận thức của những người làm công tác quản lí văn hoá:

“Đầu tiên phải là đầu não của nhng người quản lí văn hoá. Ngày xưa, bộ Văn Hoá thời xưa cách đây vài chục năm có một đội ngũ chuyên gia thuộc đủ mọi lĩnh vực, tạo thành hội đồng tư vấn xung quanh ông Bộ trưởng, và ông bộ trưởng cũng là người hiểu về văn hoá.

Nhưng thời gian gần đây tôi thy quanh bộ văn hoá không còn nhng chuyên gia như thế nữa, họ đã không còn được sử dụng. Mà Bộ văn hoá cũng không thèm hỏi ý kiến chuyên môn. Bộ trưởng bộ Văn Hoá cũng không có hiểu biết gì về văn hoá cả. Họ là nhng người không nhng “i tờ” về mặt văn hoá mà n là nhng đao phủ của các công trình văn hoá.

Vì vậy nên là họ chỉ quen làm việc với các dự án, tức là làm sao để kiếm được nhiều tiền nht trong các dự án đó, từ cấp trung ương xung đến các tỉnh. Vì vậy khó có ch hay gii pháp gì mà trước hết gii pháp là phải ở trong đầu não của nhng người quản lí văn hoá.”

Còn KTS Trần Thanh Vân thẳng thắn khẳng định rằng: “Giờ nói biện pháp khc phc thì rất là khó. Tôi nghĩ phải giải quyết cái chế độ. Chế độ đổi thay, mi thứ đổi thay thì nó mới tốt lên.”

“Vì nó là việc đồng bộ chứ không riêng một mặt nào. Thật sự, nghiêm túc mà nói là quá nhiều rồi.”

Ông Lê Trọng Hùng thì cho biết, xã hội dân sự Việt Nam chưa đủ sức để tôn tạo hay bảo tồn các di tích, còn việc mong chờ chính quyền chủ động quan tâm, tôn tạo các di tích lịch sử là rất khó; nên cách thức ông đưa ra là:

“Chỉ có cách là người dân hãy liên tiếng thông qua vận động kiến nghthư xin chữ kí của người dân hoặc kiến nghị lên UNESCO để họ tác động xung thì may ra sẽ tác động một phần nào đó,” ông Hùng nêu giải pháp.

Một bài viết trên Tạp Chí Kiến Trúc số ra tháng 6/2019 nêu lên trường hợp bảo tồn đình làng cổ Trần Đăng (thuộc xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).

Theo tác giả Hạnh Nguyên, bài học về việc giữ lại một di tích kết cấu gỗ 400 tuổi gần như nguyên vẹn giúp mang lại một hy vọng mới về sự thay đổi nhận thức trong ứng xử với di sản, di tích mở ra một tương lai mới: khi cộng đồng hiểu giá trị, hiểu về ý nghĩa di sản, cộng đồng sẽ có ý thức và cùng tìm giải phải bảo vệ, làm sống dậy các di sản đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn