Cuộc sống cơ cực của nữ công nhân làm ca ngày đêm

Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 20175:00 CH(Xem: 7259)
Cuộc sống cơ cực của nữ công nhân làm ca ngày đêm

Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	42.0 KB
ID:	1150652  

Cuộc sống hiện đại ngày nay thì đồng tiền luôn là mục tiêu mà bất cứ ai cũng hướng tới đầu tiên, nhất là đối với những người trẻ. Điển hình nhất đó chính là đời sống của các nữ công nhân thường phải bán sức lao động của mình để hưởng những đồng lương ít ỏi và muốn có thêm thu nhập thì chỉ có cách làm tăng ca. Nhưng vất vả chưa dừng lại ở đó và như nhân vật dưới đây đã không may lấ phải 1 ông chồng tưởng "ngon lành" hóa ra chỉ là dân ăn chơi. Sau một thời gian làm việc, nhờ chịu khó tăng ca và tiết kiệm, Hoài đã tích được một khoản kha khá. Cô gái mua được mấy cây vàng, xe tay ga và trang sức đeo đầy người. Tuy nhiên vô tình cô lại là "miếng mồi ngon" cho nhiều kẻ hám tiền.

2 giờ chiều, trở về phòng trọ sau ca làm việc, Bùi Thị Hải (quê Tuyên Quang, SN 1994 đang ở trọ tại thôn Hậu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) vội vã tạt vào cửa hàng tạp hóa mua gói mì tôm.

Hải chia sẻ: “Em ở một mình nên việc ăn uống rất đơn giản. Những công nhân mới vào làm có mức lương khoảng hơn 3 triệu, công nhân làm lâu hơn thu nhập khoảng 4-5 triệu.

Nếu tăng ca, mỗi tháng công nhân có thể có mức lương 7-8 triệu thậm chí là cao hơn. Tuy nhiên để có tiền tiết kiệm hoặc gửi về quê cho gia đình, chúng em phải chi tiêu rất chặt chẽ”.Ngoài việc tiết kiệm tiền ăn, các công nhân ở đây cũng chọn cách ở ghép hoặc tìm phòng trọ giá rẻ, khoảng 500 nghìn đồng/tháng.

Những phòng này diện tích chỉ hơn 10m2, phải sử dụng nhà tắm và nhà vệ sinh chung. Nếu muốn có phòng tươm tất, khép kín họ phải bỏ từ 700 - 800 nghìn đồng.

“Tuy nhiên khi chọn phòng trọ có giá rẻ, chúng em phải chấp nhận cả những nguy hiểm, rủi ro”, Hải kể.

Hải chia sẻ thêm: “Xóm trọ cũ trước đây của em thường xuyên xảy ra việc bị mất trộm. Em cũng là một nạn nhân. Việc xảy ra vào khoảng 12 giờ đêm, em ở phòng một mình còn bạn cùng phòng đi làm ca đêm. Do chủ quan nên em không khóa mà chỉ chốt cửa phía trong.

Kẻ gian cạy cửa sổ phòng. Sau đó, hắn dùng cây gậy luồn qua cửa sổ để cạy cửa chính. Nhưng khi đang làm, hắn đánh rơi dụng cụ, gây tiếng động. Em giật mình tỉnh giấc. Nhìn thấy bóng đen ngoài cửa sổ, em hét lên khiến hắn vùng bỏ chạy. Cả đêm đó, em không chợp mắt nổi”.Nữ công nhân này cũng chia sẻ thêm, do tiết kiệm tiền nên nhiều công nhân sau giờ làm việc sống rất khép kín, ít giao lưu bạn bè. Hải kể tiếp: “Xóm trọ em ở cũng có nhiều người như vậy.

Cứ đi làm về, họ đóng chặt cửa. Họ chỉ ra khỏi phòng khi có nhu cầu tắm giặt, phơi quần áo. Có người ở cạnh phòng em 5 tháng nhưng em chỉ biết mỗi tên, số lần nói chuyện cùng nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay”.

Về vấn đề này, bà Phan Thị Gái (SN 1965), Phó chi hội phụ nữ thôn Hậu, xã Kim Chung, cũng thừa nhận: “Do công nhân quá bận nên những người làm công tác xã hội như chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi xuống tư vấn nhưng rất khó để gặp được công nhân.

Sau khi tan ca, những người độc thân thì đóng cửa để ngủ, còn những người có gia đình thì vội vã đón con, cơm nước. Mỗi lần có sự kiện gì chúng tôi thúc giục, kêu gọi nhưng chỉ có 4-5 công nhân đến tham dự. Những lần đó, chúng tôi đều phải nhờ chủ nhà giúp đỡ mới hẹn gặp được các công nhân”.

Chị Lê Thị Ngà (SN 1967), chủ một xóm trọ ở thôn Hậu, cũng cho biết: “Với mức lương khoảng 5-6 triệu, công nhân sinh hoạt không quá eo hẹp nhưng nhiều người rất tiết kiệm. Đa số công nhân làm ca đều có 01 suất ăn ở công ty. Nếu như tăng ca, họ có thể ăn cơm cả ngày ở đấy nên tiền ăn không đáng kể.

Nhiều công nhân sử dụng 01 bóng điện, 01 quạt nên có tháng chỉ dùng vài số điện (bà Ngà thu 3000 đồng/số điện). Đến mùa hè, công nhân dùng cao nhất là 15 số điện, vào mùa đông con số này còn thấp hơn”.

Bà chủ trọ này chia sẻ thêm, mùa đông, nhiều công nhân còn chọn cách tắm ở công ty vì có nước nóng lạnh. Trong khi đó, về nhà họ lại phải đun nước, tốn điện.

Theo lời bà Ngà, xóm trọ của bà có Trần văn Duy, công nhân quê ở Phú Thọ. Duy xuống Hà Nội từ lúc chưa được 18 tuổi. Chưa đủ tuổi đi làm công nhân, Duy xin vào làm bảo vệ công trình. Sau một thời gian đủ tuổi, Duy lại nộp đơn vào khu công nghiệp. Gia đình khó khăn nên Duy sống rất tằn tiện.

“Có khoảng thời gian, 2 tháng liên tục cậu ta chỉ dùng 2 số điện/tháng. Tháng 6, 7 là mùa nắng nóng, số điện của phòng Duy cũng chỉ tăng lên là 5 số vì có thêm một chiếc quạt nhỏ”, bà Ngà chia sẻ.

Nữ chủ xóm trọ này cũng nhấn mạnh, ở nhiều xóm trọ, không ít công nhân vì áp lực công việc, tiền bạc họ rất ít đi chơi, giải trí. Chưa đến 10 giờ đêm, công nhân đã tắt điện đi ngủ, lấy sức cho một ngày mới lao động".

Nguyễn Thị Dung (quê Yên Bái, SN 1994) cũng chi tiêu rất cẩn thận để có một khoản tiết kiệm.

Dung chia sẻ: “Để đỡ tốn kém, em ít khi ăn cơm ngoài, sau giờ tan ca sẽ đi chợ nấu cơm. Mỗi tháng em dùng hết 5 số điện, giá 15 nghìn, tiền nước 50 nghìn, thuê phòng trọ hết 700 nghìn. Trừ các chi phí, mỗi tháng em gửi về cho gia đình khoảng vài triệu đồng".

"Công nhân như chúng em ngoài đi làm gửi về cho gia đình còn phải tiết kiệm cho bản thân một khoản riêng để đi lấy chồng”, Dung nói thêm.

Bởi vậy mới sinh ra chuyện dở khóc dở cười như trường hợp của Lê Thị Hoài (SN 1990, Bắc Ninh) dưới đây. Hoài là một công nhân có lối sống khá tằn tiện. Chị ăn không dám ăn mặc không dám mặc, lương nhận về đều đem gửi hết vào sổ tiết kiệm. Một tháng chị chỉ mua 1 kg lạc, 1 kg cá khô để dự trữ.

Sau đó đến mỗi bữa ăn, ngoài cơm, nữ công nhân này mua thêm rau để ăn chung với cá khô hoặc lạc rang muối. Sau một thời gian làm việc, nhờ chịu khó tăng ca và tiết kiệm, Hoài đã tích được một khoản kha khá. Hoài mua được mấy cây vàng, xe tay ga, trang sức đeo đầy người.

Thấy Hoài có điều kiện, không ít anh chàng cũng tiếp cận, ngỏ lời. Trong số những người đến tán, chị chỉ mến một chàng trai lịch lãm, ăn nói ngọt ngào. Đám cưới của họ nhanh chóng được tổ chức. Có một khoản vốn kha khá, Hoài chịu chi mạnh cho đám cưới và quà cáp cho nhà chồng.

Tuy nhiên cưới nhau về mới biết, chồng lấy Hoài chỉ vì nghĩ chị có tiền, anh ta sẽ được cung phụng. Sau đám cưới, chồng Hoài chỉ ở nhà ăn chơi, đi làm được một thời gian ngắn lại xin nghỉ.

Trong khi đó, để cáng đáng kinh tế cho cả nhà chồng, Hoài lại phải tiếp tục xuống Hà Nội làm công nhân.

Ở khu công nghiệp, cô lại ngày đêm tăng ca để kiếm thu nhập, chi trả ít ỏi cho nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gửi về phần lớn nuôi chồng, hỗ trợ nhà chồng.

Thậm chí, lúc mang thai những tháng cuối, Hoài cũng không hề ngơi nghỉ. Chị nói trong mệt mỏi, chán nản: "Em nghỉ làm thì sau sinh lấy gì nuôi con?".

(Tên nhân vật được thay đổi theo yêu cầu)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn