Công an và quân đội có quá nhiều tướng ( Toàn là Tướng Cướp Truyền Thống Vẹm )

Thứ Sáu, 15 Tháng Mười Hai 20171:30 SA(Xem: 7841)
Công an và quân đội có quá nhiều tướng ( Toàn là Tướng Cướp Truyền Thống Vẹm )
Dù Quốc hội khóa 14 đã khống chế số lượng tướng quân đội và tướng công an nhưng cử tri Đà Nẵng chưa hài lòng khi vẫn còn phải nuôi tới 620 ông tướng chính thức, 74 ông tướng “ngồi chơi xơi nước” chờ ngày nghỉ hưu và vô số ông “tướng chìm” (mang cấp bậc đại tá nhưng hưởng lương tướng).
ctichnuoc-1482330485394
Hình minh họa
Cuộc trò chuyện giữa ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam với cử tri của ông tại Đà Nẵng hồi đầu tháng này có một chi tiết rất đáng chú ý: Ở kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng trước, các đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 đã thông qua hai đạo luật để cải sửa Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân và Luật Công an nhân dân hiện hành.
Hai đạo luật vừa kể vốn mới được cải sửa hồi tháng 11 năm 2014, giờ, sau ba năm phải tiếp tục cải sửa vì cả Quân đội nhân dân lẫn Công an nhân dân có… nhiều tướng quá!
Theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân và Luật Công an nhân dân mà các đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 vừa thông qua và sẽ có hiệu lực ngay lập tức khi Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định công bố, số lượng tướng của quân đội không được vượt quá 415 và số lượng tướng của công an không được vượt quá 205.
Lương căn bản (chưa kể phụ cấp chức vụ và chi phí lấy từ ngân sách để thực hiện các hình thức đãi ngộ khác) cho một thiếu tướng là 11.180.000 đồng/tháng
Chưa biết lúc nào Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định công bố Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân và Luật Công an nhân dân mới được cải sửa nhưng chắc chắn là vào lúc đó, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân dư ra 74… viên tướng!
Theo tường thuật của báo điện tử Infonet thì dù Quốc hội khóa 14 đã khống chế số lượng tướng quân đội và tướng công an nhưng cử tri Đà Nẵng chưa hài lòng khi vẫn còn phải nuôi tới 620 ông tướng chính thức, 74 ông tướng “ngồi chơi xơi nước” chờ ngày nghỉ hưu và vô số ông “tướng chìm” (mang cấp bậc đại tá nhưng hưởng lương tướng).
Ông Sơn, vốn cũng là tướng (Thượng tướng, cựu Tư lệnh Quân khu 5) phân trần, dẫu chuyện phong tướng trong thời gian vừa qua rõ ràng là hết sức tùy tiện nhưng chấn chỉnh thì lại là “vấn đề hết sức nhạy cảm, tế nhị” và “rất khó, không đơn giản”. Nhân vật từng mang ba ngôi sao trên cầu vai thú thật là việc kiểm soát số lượng tướng quân đội và tướng công an đã được giới lãnh đạo Việt Nam nâng lên, đặt xuống nhiều lần nhưng không thể đưa ra quyết định tối hậu bởi sẽ làm các sĩ quan quân đội và công an “tâm tư”. Trước, rất dễ dàng nên giờ, “giảm xuống ‘họ’ không chịu”!
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam bảo rằng, nội dung ban đầu của hai dự luật nhằm cải sửa Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân và Luật Công an nhân dân hiện hành có nhiều điểm khác biệt so với nội dung Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân và Luật Công an nhân dân mà Quốc hội Việt Nam mới thông qua hồi tháng trước. Tuy ông Sơn và nhiều người “chưa thật ưng lắm” với nội dung Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân và Luật Công an nhân dân mà Quốc hội Việt Nam mới thông qua hồi tháng trước nhưng dù sao đó cũng là “cố gắng lớn”. Cho dù cử tri hết sức bất bình khi phải nuôi quá nhiều tướng và ông Sơn thừa nhận, sự bất bình đó là “đúng” song theo tiết lộ của ông Sơn thì chỉ có khoảng 70% đại biểu Quốc hội tán thành việc hạn chế phong tướng! 30% còn lại (trong đó có khoảng 10% đại diện cho quân đội và công an trong Quốc hội) bỏ phiếu chống hoặc không biểu quyết!
Vào thời điểm này, lương căn bản (chưa kể phụ cấp chức vụ và chi phí lấy từ ngân sách để thực hiện các hình thức đãi ngộ khác) trả cho một thiếu tướng là 11.180.000 đồng/tháng. Tương tự, lương căn bản (chưa kể phụ cấp chức vụ và chi phí lấy từ ngân sách để thực hiện các hình thức đãi ngộ khác) của một thiếu tá là 8.840.000 đồng/tháng.
Không thể tính chính xác lương hưu/tháng của các sĩ quan trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả quân đội lẫn công an) vì lương hưu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưng nhìn chung, lương hưu của các sĩ quan trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả quân đội lẫn công an) không có khác biệt đáng kể so với lương căn bản.
Sau khi dư luận dậy lên thành bão trước trường hợp một nữ giáo viên ở Hà Tĩnh chỉ nhận được khoản lương hưu là 1,3 triệu đồng/tháng sau 37 năm “gõ đầu trẻ”, đầu tháng trước, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam bảo rằng, tính toán của họ không sai và họ không thể làm gì khác. Tuy lương hưu của rất nhiều người dân bình thường cực kỳ thấp nhưng trong vài năm gần đây, Bảo hiểm xã hội Việt Nam liên tục cảnh báo, quỹ dành cho lương hưu của Việt Nam có thể sẽ “vỡ” vào năm 2024 vì thu thì ít mà chi thì nhiều. Sống ung dung với lương hưu giờ chỉ còn nhóm lương hưu rất cao, bao gồm những nhân viên cao cấp cấp của các doanh nghiệp ngoại quốc (do lương cao nên từng phải đóng góp rất nhiều cho bảo hiểm xã hội trong một thời gian dài) và các sĩ quan trong lực lượng vũ trang (lương hưu luôn luôn cao hơn mức lương hưu bình thường từ… hai đến năm lần)
Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam đều “từ nhân dân mà ra” nhưng từ lâu quân đội đã thôi thề “trung với nước” để “trung với Đảng”, công an cũng đã thôi hứa “vì nhân dân phục vụ” để tụng niệm “còn Đảng, còn mình”. Hồi tháng 12 năm 2012, Đại tá Trần Đăng Thanh, Phó Giáo sư – Tiến sĩ làm việc tại Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đột nhiên nổi như cồn vì huỵch toẹt: Phải làm cho bằng được việc bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa vì đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu.
Giới lãnh đạo Việt Nam có lý do để rộng tay phong tướng và lưỡng lự, thậm chí thỏa hiệp trong việc kiểm soát số lượng tướng quân đội và tướng công an. Còn công chúng có mở rộng lòng mình để chấp nhận và khoác lên vai cái gánh càng ngày càng nặng này hay không lại là chuyện khác. Chuyện đó Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ không màng.
Trân Văn 
(VOA)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn