Trần Bắc Hà cướp đoạt tượng phật ở Lào tính đem về VN

Thứ Năm, 06 Tháng Mười Hai 20183:01 CH(Xem: 8096)
Trần Bắc Hà cướp đoạt tượng phật ở Lào tính đem về VN
Trần Bắc Hà quá man rợ, dám sai đàn em đến chùa đánh cắp tượng phật, di sản lịch sử của Lào, và ngang nhiên chở đi. “…5 giờ sau khi họ đã chiếm đoạt chở bức tượng chở ra khỏi chùa, Bộ trưởng Thông tin Lào đã ra lệnh cho nhân viên ngân hàng Việt Nam phải đem tượng Phật trả lại cho Chùa Ongtue Wat,…”

7bcdd093-dbc9-41eb-a656-46d0bbd98189
Tổng giám đốc ngân hàng tính rinh tượng Phật Lào đem về VN
Một lãnh đạo ngân hàng Việt Nam (ông Trần Bắc Hà) đã cướp một bức tượng Phật khoảng 500 năm tuổi của một ngôi chùa Phật giáo Lào ở thủ đô Viêng Chăn – nhưng chỉ chiếm đoạt bức tượng ấy trong năm giờ.
Tất cả bắt đầu từ năm 2014 khi Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đặt trụ sở tại Hà Nội, viếng thăm chùa Ongtue Wat ở làng Mixay gần sông Mekong ở quận Chanthaburi của thủ đô. Có một thứ trưởng của Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đi cùng với ông ta.
BIDV cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tại Việt Nam. BIDV cũng kinh doanh tại Lào, nơi có liên doanh – Ngân hàng Lào-Việt (LVB) – với đối tác Banque Pour Le Commerce Exterieur Lao, theo Thời báo Vientiane. LVB là một trong những ngân hàng thương mại quy mô lớn hoạt động tại Lào.
Hai ngân hàng này đã trao hàng triệu đô la Mỹ cho Lào trong các hoạt động phúc lợi xã hội, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và giảm nghèo. Tháng 10 năm ngoái, họ đã tặng 300.000 Mỹ kim cho Quốc hội Lào, hoặc quốc hội để xây dựng các bồn nước sạch và cung cấp thiết bị y tế cho các dân tộc thiểu số ở tỉnh Saysomboun gần Vientiane, theo các báo cáo địa phương.
Trong chuyến thăm đầu tiên đến chùa Ongtue, nơi có một trong những tượng Phật bằng đồng lớn nhất của Lào, ông Trần đã quan tâm đến việc mua một bức tượng Phật 500 tuổi, theo Sayadej Vongsopha, một tu sĩ dạy tại trường Cao đẳng Sangha ở Viêng Chăn, đóng vai trò quan trọng trong giáo dục Phật giáo trong nước.
Sau khi Trần trở về Việt Nam, ông ta đã để cho ngân hàng gửi một lá thư chính thức tới trụ trì của đền thờ, yêu cầu lấy bức tượng.
Tu viện trưởng đồng ý trao nó cho ông, và Sayadej, cũng là thư ký cá nhân của chủ tịch Tổ chức Phật giáo Lào, đã thông báo cho bộ phận tôn giáo tại Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch cũng như vị trụ trì cao cấp của Wat Sisakhet, tu viện lâu đời nhất của Vientiane, về thỏa thuận này.
Bộ phận tôn giáo của Bộ TTVH và Du Lich đã đưa vấn đề cho Cục Di sản, điều tra bức tượng và thấy rằng bức tượng này đã được đăng ký là di sản của quốc gia, và do đó, không thể nào được đưa ra khỏi nước Lào.
Mặc dù Trần Bắc Hà nhấn mạnh rằng ông nên có bức tượng, Cục Di sản không đồng ý, nhưng chỉ ra rằng Cục sẵn sàng cung cấp một bức tượng chưa đăng ký (là là di sản của quốc gia) hoặc sẽ đúc một bức tượng mới cho ông, Sayadej nói với Dịch vụ Lào của RFA
Cuộc hành hương tôn giáo
Khi thời kỳ Mùa Chay của Phật giáo Lào kéo dài khoảng tháng 7 năm 2014, ông Trần Bắc Hà đã thực hiện một chuyến hành hương tôn giáo đến Chùa Ongtue và đã tặng 10.000 đô la Mỹ cho Tổ chức Học bổng Phật giáo Lào.
Ngày Lễ Phật giáo, hoặc Wan Khao Phansa, đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ qui ẩn chay tịnh, các nhà sư phải ở trong một ngôi đền đặc biệt trong ba tháng âm lịch và không ăn thịt, uống rượu và hút thuốc lá.
Sayadej, người đang sống tại đền thờ vào thời điểm đó nói: Không cần tinh mắt lắm, các nhà sư tại Ongtue Wat cũng đã nhận thấy sự đóng góp tiền bạc của ông Trần như một dấu hiệu của áp lực để chiếm đoạt bức tượng Phật bằng đồng.
Khi câu chuyện chiếm đoạt bức tượng Phật lan ra, những người dân địa phương sống trong khu vực này cảm thấy họ đã bị xúc phạm trước một mưu đồ của người Việt Nam đến nước Lào và lấy đi bất cứ thứ gì mà họ muốn.
Người Lào nuôi dưỡng một lòng thù địch đối với người hàng xóm (VN) lớn hơn họ, và VN cũng là nhà đầu tư lớn đứng thứ hai ở Lào, sau Trung Quốc. Những người Lào chỉ trích rằng người Việt Nam chỉ biết thu lợi nhuận mà không quan tâm gì đến quyền sử dụng đất, sinh kế và niềm tin tôn giáo của người Lào.
Chẳng hạn, Tập đoàn Cao su Việt Nam, hoạt động trồng cao su ở Lào, đã bị người dân địa phương và các nhóm nhân quyền cho rằng: tập đoàn Cao Su VN đã khai thác để lấy đất của ​​các cộng đồng Lào và đền bù chút ít hoặc không có đền bù gì cả, tập đoàn Cao Su VN đã chiếm đất nghĩa trang, các khu rừng thiêng, và làm tổn hại môi trường.
 
Một nhà sưu tập cổ vật?
Vào ngày 9 tháng Giêng 2015, một số nhân viên của ngân hàng BIDV (do ông Trần Bắc Hà làm TGĐ) đã đến chùa Ongtue, lấy bức tượng Phật đồng, đưa tượng vào một chiếc xe, và lái đi. Sự kiện này xúc phạm người dân địa phương nhiều hơn bởi vì Đức Phật đã bị lấy đi mà không có một buổi lễ tôn giáo đúng đắn và trang trọng.
Ông Boualone Dalavongsaen, Chủ tịch huyện Chanthabouly, đã kêu gọi một cuộc họp với các nhà lãnh đạo của các làng địa phương và các nhà sư và các tổ chức tôn giáo, và tố cáo hành động của các nhân viên ngân hàng Việt Nam đã cướp đoạt bức tượng Phật, dân làng Mixay thuật lại với đài Á Châu Tự Do (RFA).
Một nguồn tin quen thuộc với chuyện này và về những gì đang xảy ra ở chùa Ongtue Wat, nhưng người này đã từ chối được nêu tên, đã nói với phóng viên đài RFA rằng: ông Trần là một nhà sưu tập cổ vật và có khả năng muốn bán bức tượng này, thay vì dành cho mục đích tôn giáo.
“Không thể nào bức tượng này bị chiếm đoạt là để dành cho những người thờ phượng và dành cho mục đích tôn giáo, vì cách mà người Việt Nam đưa tượng phật ra khỏi đền thờ cho thấy họ không tôn trọng bức tượng, là một biểu tượng thiêng liêng theo cách mà người dân Lào làm,” ông nói. “Không có bất kỳ nghi thức lễ lạc nào hết, họ lấy bức tượng và đặt tượng vào một chiếc xe tải và lái đi.”
Ông tiếp tục nói: “Tôi e rằng họ [người Việt] có khả năng thu thập các cổ vật cho mục đích thương mại. Không cần thiết phải lấy tượng Phật ở Lào vì ở Việt Nam đã có rất nhiều tượng Phật để cầu nguyện. ”
Báo chí truyền thông địa phương ở Lào đã nói với RFA rằng họ đã không thể đề cập đến sự kiện này, bởi vì họ bị kiểm soát bởi Bộ Thông tin, và một số cơ quan truyền thông có quan hệ với ngân hàng Lào-Viet (LVB).
Nhưng một nguồn tin tại Bộ Thông tin, những người có kiến ​​thức về vấn đề này nhưng từ chối được nêu tên, đã nói với RFA rằng một quan chức cấp cao đã đồng ý đưa bức tượng cho Trần Bắc Hà vì ngân hàng của ông làm kinh doanh ở Lào và là một đối tác trong Liên doanh Ngân hàng Lào Việt (LVB).
Tuy nhiên, sau khi tin tức này đã được đưa ra giữa các cư dân địa phương, một số người đã nhìn thấy bức tượng bị lấy đi trước đó thì nay đã được trưng bày trong chùa Ongtue Wat. Bộ trưởng thông tin Lào đã ra lệnh cho nhân viên ngân hàng Việt Nam phải trả lại bức tượng Phật cho Ongtue Wat, 5 giờ sau khi họ đã chiếm đoạt lấy bức tượng.
19/01/2015

Trần Hoàng (dịch)

Nguồn: https://www.rfa.org/english/news/laos/laos-ongtue-wat-buddha-01152015161736.html?fbclid=IwAR2FZi6kNcJAOxznfgpmXQk615DhoFlrthOCCruGnd-jZ4tGHCgora5e-F4

(RFA)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn