Một lần bất tín, vạn sự bất tin

Chủ Nhật, 11 Tháng Mười Một 20182:20 SA(Xem: 7383)
Một lần bất tín, vạn sự bất tin

FB Nguyễn Lân Thắng

Khi đánh giá một con người, người ta vẫn hay nói: sông có khúc, người có lúc. Nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng điều này thực ra chỉ đúng trong một khoảng thời gian đủ dài, và người nào đó chúng ta đang nói đến gặp một biến cố đủ lớn để thay đổi hẳn tâm tính. Một ông thầy từng dạy tôi điều này: “Bạn chơi như thế nào, thì bạn sẽ làm việc đúng như thế”.

Đây là một câu nói rất ngắn gọn, nhưng hàm chứa một ý tưởng rất tuyệt vời, để giúp chúng ta nhanh chóng đánh giá chính xác một ai đó. Bạn hãy thử quan sát một người xung quanh ngay bây giờ mà xem. Dù là bạn đang trong quán cafe, trong quán ăn, hay đang đi ngoài phố. Cách thức một người đi đứng, uống cafe, hay nói chuyện với bạn bè xung quanh bộc lộ khá nhiều về tính cách của họ. Tính cách, phong thái, tâm trạng của con người ảnh hưởng rất nhiều đến hành động của họ, dù họ có chuyển sang môi trường khác. Một người trông cáu kỉnh, làu nhàu với cô phục vụ trong quán cafe thì đừng mong họ có thái độ vui vẻ, hoà nhã với đồng nghiệp nơi làm việc. Một cô gái hấp tấp đi trên đường phố thì không thể điềm tĩnh, cẩn trọng trong công việc. Hãy thử một lần quan sát kỹ đi, không phải tự dưng xưa nay các cụ vẫn có câu: Trông mặt mà bắt hình dong, hay Con lợn có béo thì lòng mới ngon…

Tự dưng tôi nhớ đến điều này bởi mấy hôm trước, tại thành phố Quy Nhơn – Bình Định có một video quay lại cảnh một thanh niên đang cự cãi với cảnh sát giao thông thì đột nhiên một cảnh sát bám vào tay người đó rồi lăn quay ra đường. Tất nhiên là sau đó, như mọi khi, đám cảnh sát xung quanh lao vào khống chế bắt người thanh niên, khống chế anh này như tội phạm. Tôi nói “như mọi khi” bởi tôi đã từng xem ít nhất 3 video trên mạng xã hội về hành vi ăn vạ của cảnh sát giao thông, nhằm quy chụp những người tham gia giao thông vào tội chống người thi hành công vụ, để có cớ trấn áp họ khi cảnh sát đuối lý.

Trong vụ việc kể trên, dù có video rõ ràng, có đến cả triệu người được xem, Thượng tá Huỳnh Dư Phi Long, Trưởng Công an TP Quy Nhơn ngang nhiên phát biểu với báo chí: “Trong lúc hai bên giằng co, Phạm Thanh Qua đã thúc cùi chỏ vào người Thiếu úy Hoàng Linh, khiến anh này né tránh và té ngã ra sau. Đối tượng này sau đó bị Công an phường Ngô Mây khống chế, đưa về cơ quan xử lý theo pháp luật. Làm việc với công an, Qua và Tuyển đã nhận sai trái của mình. Bây giờ, hướng xử lý tiếp theo của chúng tôi ở mức độ giáo dục để 2 thanh niên này nhận ra hành vi sai trái của mình cũng như để dư luận hiểu rõ được bản chất của vấn đề“.

Về người đã quay và tung clip sự việc trên lên mạng, theo Thượng tá Long còn đe doạ: “Clip đăng lên theo kiểu thông tin một phía, khiến dư luận suy nghĩ trái chiều. Chúng tôi sẽ mời người này lên làm việc để có cơ sở xử lý. Việc này cơ bản đã rõ rồi”.

Cho đến giờ này clip gốc mà tôi từng được xem trên Facebook đã bị gỡ. Tôi biết với quyền lực của mình, công an Bình Định hoàn toàn có thể gây sức ép với các thanh niên trong vụ việc trên để họ phủ nhận toàn bộ sự việc. Tuy nhiên tất cả những gì mà người dân được thấy qua khoảng khắc ngắn ngủi trong video clip đó đã đủ để thấy bản chất của công an Bình Định.

Ngành công an hàng năm cũng bỏ ra khá nhiều chi phí để quay phim chụp ảnh nhằm đề cao hình ảnh người chiến sỹ công an vì nhân dân. Nào thì nhặt cam giúp bà già ngã xe, nào thì dắt người già qua đường, nào thì mặc nguyên trang phục với đầy đủ quân hàm lội xuống ruộng gặt lúa cho dân. Nhưng tất cả công sức đó lại đổ sông đổ bể, chỉ vì vài ba cái clip rất phản cảm như vừa nêu.

Đồng ý là người công an đi làm nhiệm vụ có thể có những nóng nảy, va chạm, thậm chí sai phạm chỗ này chỗ kia. Nhưng thái độ bênh vực trắng trợn của ông trưởng công an thành phố Quy Nhơn về hành vi của cấp dưới mới là điều đáng bàn. Là người đứng đầu ngành công an địa phương, đáng lẽ ra ông Long phải có sự nhạy cảm chính trị, phải biết cảm ơn và tuyên dương người dân đã quay lại clip này. Trong khi toàn lực lượng công an đang ra sức cố gắng bảo vệ hình ảnh của ngành, ông lại đi bênh vực một hành động hết sức phản cảm, nhân dân đều thấy rõ rành rành ra đó trong video. Một chuyện nhỏ như thế ông Long còn cố sức bao biện, vậy còn bao nhiêu chuyện nữa chưa có bằng chứng, ông Long cũng đang giấu cấp uỷ và bộ máy lãnh đạo công an cấp trên?

Những chuyện oan sai liên quan đến ngành công an gần đây xảy ra rất nhiều. Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng trong phiên chất vấn gần đây đã phải nói “vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp”… Đó là trên nghị trường, còn trong dân chúng, không dưng người ta có câu truyện thế này: Một chú công an đi tuần thì gặp một thằng chọi con đang ngồi nặn tượng ven đường rất say sưa. Chú công an mới nổi tính tò mò lại gần hỏi:

– Ê cu! Mày làm gì đấy?
– Dạ em nặn anh công an ạ!
– Ừ, tốt! Nhưng mày nặn bằng gì thế?
– Dạ em nặn bằng cứt ạ!
– Á, thằng này láo! Tao cấm mày nặn chú công an bằng cứt nhá! Tao đi một vòng quay lại mà mày còn tiếp tục là tao bắt mày lên đồn đấy.
Lát sau, chú công an quay lại vẫn thấy thằng chọi kia miệt mài nặn nặn.
– Ê thằng kia! Lúc nãy tao bảo thế nào? Sao mày vẫn ngồi đây nặn?
– Dạ, em có nặn anh công an nữa đâu? Em nặn chú bộ đội rồi.
– Ừ, tốt! Thế mày nặn chú bộ đội bằng gì?
– Dạ, em nặn chú bộ đội bằng đất sét ạ!
– Ừ, nhưng sao mày không nặn chú bộ đội bằng cứt?
– Dạ không được đâu anh! Nếu nặn bằng cứt thì lại ra anh công an ạ!

Một lần bất tín, vạn sự bất tin. Ông Huỳnh Dư Phi Long nên động não một chút, để có cách thức xử lý chuyện rất nhỏ này, kẻo xấu mặt ngành công an cả nước, rồi đến lúc bộ trưởng công an Tô Lâm phải có ý kiến chỉ đạo là rắc rối to ông ạ!

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 12 Tháng Mười Một 20188:26 CH
Khách
"Một lần bất tín, vạn sự bất tin" đây không phải là lần đầu tiên câu này xuất hiện , nghe thấy rất "đầu Việt ,mình Tàu" , tức là Hán(g) không ra Hán(g) mà Việt không ra Việt ! Tại sao không phải là "nhất sự bất tín, vạn sự bất tin " hay thuần Việt luôn là :" một lần làm mất niềm tin thì khó tạo lại niềm tin " ?
Với vấn đề "niềm tin" hay "sự tin cậy" thì chưa bao giờ tụi vc tạo ra được niềm tin, sự tin cậy hay sự tín nhiệm nào của đồng bào thì cũng không được gọi là "một lần". Ngay cả "mẹ chiến sĩ" mà còn "ngôn" rằng ": "tao mà biết dzầy thì hồi đó tao không dấu tụi mày trong ...ống quần!" . Sự việc nhỏ bất lợi cho cán bộ ,CA thì chúng nói ngược và chờ "lãnh đạo" lên tiếng bênh vực cho có thêm hiệu quả, sự việc lớn bất lợi lớn cho chúng (thí dụ như những cái chết "theo đúng quy trình" của "cán gộc" bị "đốt lò") thì chúng chờ "kịch bản" của ban tuyên giáo TƯ soạn ra rồi mới loan tải cũng "theo đúng quy trình"! Cho nên ngày nay có một định đề rất VN : hể nghe vc nói cái gì mà hiểu ngược lại ,thì đó đúng là sự thật !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn