Quốc tang ông Đỗ Mười lộ diện sự đối nhân xử thế quá tệ

Thứ Ba, 09 Tháng Mười 20187:41 CH(Xem: 8333)
Quốc tang ông Đỗ Mười lộ diện sự đối nhân xử thế quá tệ

Thế là ông Đỗ Mười đã về với cát bụi. Nơi mai táng ông là cả khu đất mênh mông, gỗ làm quan tài thì trên cả khủng khiếp.

Những người dân thường, sau khi về với đất mẹ, nằm cạnh người thân thiết, hòa đồng và ấm cúng. Ông Đỗ Mười (và những người như ông), sau khi lấp kín dưới mộ, tách biệt dân chúng, đơn côi, hiu quạnh.

Là quốc tang, cho nên về mặt nghi thức, được tổ chức hoành tráng, và dĩ nhiên tiêu tốn ngân sách khoản tiền không nhỏ.

Tại quốc tang ông Đỗ Mười, người ta dễ nhận ra sự đối nhân xử thế quá tệ đối với “bà hai” của ông Đỗ Mười. Theo đúng đạo làm người được duy trì từ xưa đến nay, khi chồng chết, lúc làm tang lễ, vợ đứng đầu trong hàng thứ nhất, sau đó mới đến con (kể cả dâu và rể).

Đám tang ông Đỗ Mười không theo trật tự ấy, sắp xếp trật tự lộ diện sự phân biệt trái đạo lý. Cho dù là “bà hai” thì vẫn là vợ chính thức của ông Đỗ Mười và hai người đã có con với nhau. Tại buổi tang lễ ông Đỗ Mười, được truyền hình trực tiếp, vợ của ông bị đẩy sang vị trí thứ hai, còn con trai bà cả (đã mất) đứng vào vị trí thứ nhất. Người hiểu đạo lý, nhìn vào đó, dù không phải chuyện nhà mình, cảm thấy chướng tai gai mắt vô cùng.

Ông Nguyễn Duy Trung, con trai của ông Đỗ Mười với bà vợ cả. Ảnh cắt từ clip

Lại còn tệ hơn, khi người thân trong gia đình đi vòng quanh lần cuối bên linh cữu ông Đỗ Mười, có đủ lần lượt con trai, con gái, dâu, rể… Trong khi đó mẹ con “bà hai” vắng bóng. Chắc chắn là có nguyên do, chẳng biết nguyên do ấy như thế nào. Phải chăng mẹ con “bà hai” vì quá đau buồn mà trở nên sơ suất, hay là có ai đó ngăn cấm mẹ con bà.

Là “bà hai” nhưng là vợ chính thức, phợp pháp và có con chung với nhau. Bà là “phu nhân” chính danh chứ không phải bồ bịch lăng nhăng. Ông Đỗ Mười là lãnh tụ của “đảng ta”, chứ đâu phải dân chơi đắm chìm tửu sắc.

Đối xử với mẹ con “bà hai” quá tệ ngay tại quốc tang, được truyền hình trực tiếp, để lại tiếng xấu cho cả gia đình tổng bí thư và các cơ quan trung ương tổ chức lễ quốc tang.

Nghĩa tử là nghĩa tận. Tiễn biệt người quá cố lộ diện sự phân biệt quá tệ, trái đạo lý, biểu lộ “lùn” văn hóa. Nếu có linh hồn, nếu còn khả năng cảm nhận, chắc là ông Đỗ Mười sẽ rất buồn (thậm chí tức giận) với cách hành xử phũ phàng với người vợ kế và đứa con út còn bé bỏng của ông.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Tư, 10 Tháng Mười 20187:59 SA
Khách
Cái gốc của tụi cs đã là Vô Gia Đình rồi, chúng chỉ là một đám đười ươi mặc quần áo thôi, làm sao phân biệt được tôn ti trật tự !?
Thứ Tư, 10 Tháng Mười 20187:16 SA
Khách
Phải công nhận là tác giả đã có đủ thì giờ theo dõi tang lễ của ông Đỗ Mười và nhận ra những chi tiết trong Nghi thức quốc táng và nghi lễ cung bái truyền thống gia đình để có những nhận định theo nguyên tắc luân lý xã hội của người Việt Nam. Thật sự mà nói theo dõi tang lễ của các thành viên Cộng sản cho dù là ông gì đi chăng nữa quả là phí thì giờ,.vì nhân vật đó không xứng đáng cho mình quan tam về những thành tích độc ác bất nhân bất nghĩa của họ mà khi chết họ đang bị hầu hết quần chúng nguyền rủa, ngoại trừ những người than thich, trong đảng hoặc là những nhân viên quan quyền nhà nước phải đến lễ bái tham dự cho có lệ, cho nên việc sắp xếp thành viên gia đình trong các nghi thức có thể là do luộm thuộm theo kiểu ngôn ngữ người đời: " ma chê cưới trách". Hoặc cũng có thể đó là nghi thức của những gia đình "Trọng nam khinh nữ", hay phân biệt "dòng cả dòng thứ" hoac truyền thống "đích tôn dòng tộc". Nếu cho là họ không tôn trọng vai vế bà vợ chính thức còn sống dù là Vợ Kế thì ta cũng có thể hiểu rằng lễ nghĩa đao hiếu đối với người cộng sản là con số 0. Cứ nhìn Trường Trinh thẳng tay tố giác trung tri bố mẹ là địa chủ. Đỗ Mười cũng kêu gọi dân miền Nam tố giác những tiểu thương mại bản, một hình thức con tố giác cha me doanh thuong la ac on, người làm tố giác những chủ nhân hãng xưởng là bóc lột nhân công sau khi chiem miền Nam theo kiểu cải cách ruộng đất miền Bắc thì thử hỏi bọn chúng làm gì có lễ nghĩa..Ngay như Chủ tịch nước Hồ Chí Minh bao nhiêu vợ thế mà có ra mặt nhận vợ nhận con? tình nghĩa cha con vợ chồng trong xã hội chủ nghĩa nó là như thế mang ra bình luận chê trách họ khác nào chúng ta lấy lễ nghĩa của con người để giảng giải cho những loài thú hoang chỉ biết lấy sức mạnh cướp bóc đe người. Bởi vậy khi nói " nghĩa tử là nghĩa tận" mà quần chúng thường hay xử dụng để rong luong bỏ qua hay tha thứ cho những con người sống: nợ nần, túng quẫn, lầm lẫn, hay gây bất bình cho những người chung quanh, thì khi chết đi đều được đón nhận sự quảng đại tha thứ, nhưng riêng với bọn cộng sản ác nhân ác đức thì chữ này đem ra áp dụng lại không chuẩn, vì đối với những người theo đạo Hồi, luật của họ là " răng đền răng mắt đền mắt" mới thỏa đáng, riêng đạo Thiên Chúa thì chỉ nạn nhân mới có quyền tha thứ cho kẻ gây họa, người ngoài không có thẩm quyền làm chuyện ấy, và nghĩa cử tốt nhất họ có thể làm là chôn cất kẻ chết vô thừa nhận bất kể người đó ac độc đến cỡ nào, nhưng khi chết không có người thân thuộc chung quanh hay be ban lo chuyen tống táng. Nhưng thử hỏi Đỗ Mười chết có bị bỏ thối cho diều hâu kén kên rỉa xác? hay bọn cộng sản dựa vào cái chết này biến thành diều hâu kên kên rỉa ngân sách, lam đám tang hoành tráng, tiêu tiền công quỹ tạo thêm gánh nặng cho toàn dân đất nước è cổ gánh chịu? Thế thì khiến gì chúng ta phải keu gọi "nghĩa tử là nghĩa tận" thắp nhang tưởng niệm khấn vái cầu xin chỉ bảo lễ nghĩa cho bọn ác độc vô thần. Vậy chữ "nghĩa tử là nghĩa tận" xem ra có vẻ hài hước trong trường hợp này. Kệ mẹ chúng tranh giành đấm đá, chém giết tống táng lẫn nhau, lo gì chuyện con bò trắng răng..
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn