Anh Pha chị Dậu thời nay

Chủ Nhật, 30 Tháng Chín 20183:28 SA(Xem: 10177)
Anh Pha chị Dậu thời nay

Anh Pha, chị Dậu là hai nhân vật trung tâm của 2 cuốn truyện vừa Bước đường cùng và Tắt đèn của 2 nhà văn Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố; những cuốn sách viết về những nỗi thống khổ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng: bị bần cùng hoá, bị ức hiếp bị chà đạp và cưỡng đoạt nhiều quyền sống... "Chị Dậu", "anh Pha" đã từng được đưa vào sách giáo khoa nhà trường để giảng cho các em học sinh hiểu để mà căm ghét sự bất công, thối nát và phi nhân của cái chế độ thực dân, phong kiến...Những ngày gần đây, Đài truyền hình trung ương, Đài truyền hình Hà Nội đã đưa lên màn ảnh những cảnh đời của một số người nông dân ở Hậu Lộc - Thanh Hoá, ở Thái Bình và cả ở Hà Nội...; họ đang phải chịu đựng sự hà hiếp, sự hành hạ của những "ông hương", "ông lý", ông quan quận thời nay giống như cảnh ngộ của anh Pha, chị Dậu năm nào?

ChiDau-02

Những hình ảnh này xuất hiện tại thời điểm mà Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 30/CT/TW/1998 đã hơn 10 năm về Quy chế dân chủ ở cơ sở và Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã đã thông qua Pháp lệnh dân chủ cơ sở vào 21/4/2007 nâng cấp pháp lý Nghị định 79/NĐ-CP/2003 về Quy chế dân chủ ở cơ sở?!

Khuôn mặt rúm ró, nhàu nát tức tưởi của một người phụ nữ tại một xã của huyện Hậu Lộc Thanh Hoá kể về khoản tiền 2,5 triệu đồng mà gia đình chị phải đóng cho chính quyền xã để được cấp giấy chứng nhận kết hôn cho con mình; đứa con chị đang phải tha phương để kiếm công ăn việc làm khi quay về địa phương làm thủ tục đăng ký kết hôn ?

Một người phụ nữ khác thì phẫn nộ trước việc gia đình chị bị tước mất hơn 9 triệu đồng, buộc phải cưỡng chế công đức cho xã xây đền xây chùa; đây là khoản tiền nhà nước đền bù di dời nhà của gia đình chị để nhường chỗ cho một công trình dân sinh của xã?

Cũng tại cái xã này của huyện Hậu Lộc, để có được thành tích, để được khen và để vững ghế cho các cán bộ địa phương người ta đã báo cáo lên trên xã không còn hộ ngèo, trong khi đó thực trạng người dân đang lay lắt sống vì không dễ kiếm đủ miếng ăn nhưng lại phải chịu bao khoản đóng góp, hà lãm; ( thông tin của Đài truyền hình Việt Nam...)

Hai người nông dân ở Thái Bình với khuôn mặt phẫn uất kể về những khoản tiền mà dân ở đây buộc phải đóng góp để xã làm đường nhưng nhiều năm trôi qua rồi chẳng thấy đường đâu ? Nhiều người dân bức xúc nhưng không ai dám kêu vì sợ bị trù. Ai dám kêu ca khiếu kiện sẽ có nguy cơ sẽ bị chính quyền địa phương từ chối, không được xác nhận lý lịch khi con em họ đi học hoặc đi tìm công ăn việc làm ở nơi khác bởi lý do: đã không chấp hành " chính sách của Đảng và Nhà nước"?! ( Đài truyền hình VN).

Rồi cảnh hàng trăn hộ dân tại phố Nguyễn Quý Đức quận Thanh Xuân hàng năm trời phải chịu đựng con đường giở giang, bụi bẩn đã bay vào giấc ngủ, bữa ăn hàng ngày của họ do dự án này không có tiền hoàn thiện. Những người ký quyết định thực hiện dự án đã không làm đầy đủ các thủ tục tiếp nhận dự án đầu tư xây dựng cơ bản nên bị treo nên dân phải hứng bụi; trong khi đó cũng tại quận Thanh Xuân, nội thành Hà Nội, tiền ngân sách hàng chục tỷ được sử dụng xây dựng một cái chợ để bỏ không vì không có đường vào đường ra ( đường đi vào đi ra chợ đều ngược chiều)...

Những việc làm khổ làm hại dân nhãn tiền như vậy ngay tại một quận nội thành Hà Nội thế mà người ký các quyết định các dự án kia là ông Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân chỉ nhận lỗi do không cỏ đủ tri thức khi được giao ký quyết định; ông chỉ nhận lỗi khi việc đã rồi, hậu quả đã nhãn tiền và không thể chối cãi; ông cũng chỉ nhận lỗi trước ống kính truyền hình thôi còn tại đảng bộ nơi ông sinh hoạt thì sao? Trả lời chất vấn của phóng viên truyền hình, ông Phó Bí thư thường trực quận uỷ Thanh Xuân cho biết: trong một thời gian dài, ông Phó Chủ tịch quận này vẫn được Đảng bộ quận Thanh Xuân xếp loại: Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ? Ồng Phó Chủ tịch quận tốt như vậy đấy ?!

Nhớ khi xưa các đồng chí của Tố Hữu lao vào làm con đường cách mạng với tâm thế sẵn sàng: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng... Nhìn thấy thái độ bình thản, không một chút âu lo, dằn vặt của ông Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân về những quyết định gây tổn thất cho nhà nước, làm cho hàng trăm hộ gia đình mất ăn mất ngủ hàng năm trời khi đối mặt với công luận, phải chăng ông cũng: Bình thản ký như cày xong thửa ruộng... cho dù chữ ký của mình có gây ra biết bao hậu quả!

Rồi thì 47 hộ dân bỏ ra 262 tỷ mua đất tại dự nhà biệt thự An Khánh có nguy cơ bị mất trắng vì những lô đất này đã bị xiết nợ bởi những ông chủ dự án đã bí mật thế chấp ngân hàng vay 140 tỷ đồng rồi sau đó lại còn lừa đem bán lại cho dân...

Rồi thì 2500 tỷ đồng được Chính phủ dùng để cứu tế cho người ngèo trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều địa phương đã bị kẻ có chức có quyền xà xẻo, tết đã qua hàng tháng trời mà tại nhiều địa phương dân ngèo vẫn bấm bụng không thấy tiền cứu trợ ở đâu???

Tại sao Chính phủ không gương mẫu đưa lên trang Website của mình danh tính những địa phương, những cá nhân vi phạm vụ 2500 tỷ đồng cứu trợ? Chính phủ cũng nên đưa lên mạng danh tính những cá nhân, tổ chức, địa phương vi phạm hoặc làm trái lệnh của Chính phủ và pháp luật của nhà nước để chứng tỏ sự minh bạch và sòng phẳng của Chính phủ trước pháp luật; để nhân dân giám sát và hiệp sức với Chính phủ cùng đấu tranh

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã họp báo thông báo với báo chí sẽ xử lý nghiêm vụ này; cho đến nay chưa thấy ông Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ chính thức thông báo đã làm rõ được bao nhiêu vụ, bao nhiêu tiền bị xà xẻo, bao nhiêu hộ trong diện ngèo chưa nhận được tiền? Hiện nay mới chỉ thấy báo chí nêu lẻ tẻ một số vụ mang tính tượng trưng do nguồn tin báo chí tự mỏi chân đi tìm? Tại sao Chính phủ không gương mẫu đưa lên trang Website của mình danh tính những địa phương, những cá nhân vi phạm vụ 2500 tỷ đồng cứu trợ? Chính phủ cũng nên đưa lên mạng danh tính những cá nhân, tổ chức, địa phương vi phạm hoặc làm trái lệnh của Chính phủ và pháp luật của nhà nước để chứng tỏ sự minh bạch và sòng phẳng của Chính phủ trước pháp luật; để nhân dân giám sát và hiệp sức với Chính phủ cùng đấu tranh.

Đây là khoản tiền Chính phủ trực tiếp cấp phát cho dân ngèo trong ngày lễ trọng: Tết cổ truyền dân tộc, thế mà không đến được tay người dân thì thử hỏi dân còn biết tin và biết nương tựa vào ai? Mong rằng Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ không "đánh trống bỏ dùi", đừng vì bận việc mà sớm quên chuyện này đi, phải sớm công khai vạch mặt chỉ tên những kẻ đã cướp "cơm chim" của dân ngèo ! Đừng để tái hiện quá nhiều những cảnh đời như anh Pha chị Dậu trong một đất nước đang quyết tâm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh? Chớ có để dân hiểu lầm: dân chủ-dân sinh chỉ là những khái niệm xa vời giống như là bánh vẽ; đã không nói thì thôi, khi đã thành chủ trương, đã tuyên bố ra rồi thì phải làm rốt ráo cho đến nơi đến chốn. Tôi tin những cán bộ cấp cao thuộc quyền quản lý trực tiếp của Chính phủ chắc không ai "chấm mút" gì ở cái khoản 2500 tỷ đồng cứu trợ dân ngèo này. Vậy thì thử làm vụ này đến nơi đến chốn để lấy lại lòng tin của dân đi. Đừng để số tiền Chính phủ giúp người ngèo rơi vào túi người có quyền, người giàu. Có làm nổi không ?!

Xin lưu ý trong Tắt đèn và Bước đường cùng người đọc chỉ thấy thấp thoáng bóng dáng của chính quyền qua một vài ông cấp cao nhất là chánh tổng còn chủ yếu mọi chuyện xấu xa đều do đám hương lý, tuần đinh và lính lệ trực tiếp gây ra cho dân ngèo mà thôi...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn