"Google Trung Quốc" chính thức ra mắt vi xử lý AI đầu tiên mang tên Kunlun

Thứ Hai, 09 Tháng Bảy 20187:00 SA(Xem: 5784)
"Google Trung Quốc" chính thức ra mắt vi xử lý AI đầu tiên mang tên Kunlun
photo1530726660829-153072666082939500632

Việc "Google của Trung Quốc" tự sản xuất được linh kiện phần cứng phục vụ cho mảng trí tuệ nhân tạo sẽ góp phần đẩy mạnh sự phát triển của lĩnh vực AI với chi phí thấp hơn.

Thứ ba vừa qua, Baidu đã "trình làng" một con chip AI có tên gọi Kunlun tại sự kiện thường niên Baidu Create. Nhờ vậy, họ đã chính thức ghi tên mình vào danh sách những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã tự mình thiết kế thành công linh kiện phần cứng phục vụ cho lĩnh vực machine-learning.

Google Trung Quốc chính thức ra mắt vi xử lý AI đầu tiên mang tên Kunlun - Ảnh 1.

Kulun được tối ưu hóa cho các tác vụ sử dụng trí thông minh nhân tạo như nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ, nhận dạng hình ảnh và điều khiển phương tiện tự động. Baidu đã tiến hành phát triển con chip AI này nhờ mạch tích hợp cỡ lớn FPGA từ hồi năm 2011. Phiên bản mới có tốc độ nhanh hơn bộ xử lý FPGA đời đầu gấp 30 lần, tuy nhiên đáng tiếc công ty này lại tuyên bố chưa thể đưa nó vào dây chuyền sản xuất hàng loạt vào thời điểm hiện tại được.

Mảng AI của Baidu đang có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. Những chiếc xe bus mini không người lái của họ sẽ sớm được đưa vào thử nghiệm tại những nhà máy của họ tại quê nhà. EasyDL, một công cụ deep-learning mà hãng này nhắm tới đối tượng là những người không được đào tạo kỹ thuật chuyên sâu, có khả năng hỗ trợ các chuyên gia y tế thực hiện xét nghiệm, giám định vị trí của các khối u hay ung thư một cách chính xác hơn.

Google Trung Quốc chính thức ra mắt vi xử lý AI đầu tiên mang tên Kunlun - Ảnh 2.

Baidu tự sản xuất được phần cứng sẽ góp phần nâng cao sự phát triển của lĩnh vực AI với chi phí thấp hơn. Sau vụ lùm xùm của ZTE, ngành công nghiệp bán dẫn vẫn còn yếu kém của Trung Quốc cũng đang trở thành một mục tiêu mà cả quốc gia này tập trung đẩy mạnh. Đây có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho việc căng thẳng thương mại với Mỹ càng gia tăng thì càng kích thích "láng giềng" của chúng ta đầu tư mạnh tay hơn vào các công nghệ thiết yếu.

Theo Technologyreview

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn