Vụ nổ tàu chết chóc nhất nước Mỹ, thổi bay cả sà lan và máy bay

Thứ Ba, 19 Tháng Sáu 20184:00 CH(Xem: 8773)
Vụ nổ tàu chết chóc nhất nước Mỹ, thổi bay cả sà lan và máy bay

Một chiếc sà lan đã bị thổi bay khỏi mặt nước trong khi máy bay bị thổi gãy cánh vì sức mạnh của vụ nổ.

Video trên cho thấy một vụ nổ kinh hoàng ở thành phố Texas nước Mỹ, được gọi là Thảm họa thành phố Texas. Cột khói đen bốc cao ngùn ngụt, nhà cửa bên bến cảng tan hoang sau khi một con tàu chở 2.300 tấn chất dễ nổ bốc cháy. Và vụ nổ này cũng chỉ là tiền đề cho một vụ nổ khác sau đó.

Ảnh chụp vụ nổ tàu Grandcamp ở Texas năm 1947, kéo theo hàng loạt vụ nổ khác.
Ảnh chụp vụ nổ tàu Grandcamp ở Texas năm 1947, kéo theo hàng loạt vụ nổ khác.

Vụ cháy


Video quay thảm họa thành phố Texas năm 1947.

Thảm họa thành phố Texas bắt đầu vào ngày 16/4/1947. Thời tiết hôm đó khá lạnh với nhiệt độ 13 độ và gió 32 km/h. Tàu chở hàng S.S. Grandcamp đã cập cảng thành phố Texas 5 ngày trước đó, theo Texas City Library.

Trước đó, Grandcamp đã dừng chân tại Bỉ để chất 16 hộp vũ khí đạn dược lên tàu. Sau khi vượt qua Đại Tây Dương, tàu cập cảng Cuba và Houston, Mỹ để trao đổi hàng hóa trước khi neo đậu tại cảng thành phố Texas. Grandcamp cập cảng Texas để chất phân bón nitrat amoni lên tàu. Nitrat amoni là một hợp chất hóa học dùng trong phân bón và cực kỳ dễ nổ.

Vào ngày 16/4, khoảng 2.300 tấn phân bón đã được chất vào khoang hàng. Vào 8h sáng hôm đó, 8 công nhân bốc vác vào trong tàu để làm nốt công việc của họ.

Tàu Grandcamp khi đó chở 2.300 chất cực kỳ dễ nổ.
Tàu Grandcamp khi đó chở 2.300 chất cực kỳ dễ nổ.

Ngay sau đó, họ ngửi thấy mùi khói. Khi đi kiểm tra, các công nhân phát hiện một ngọn lửa nhỏ trong tàu. Họ cố dập lửa bằng vài bình nước và bình cứu hỏa, nhưng ngọn lửa tiếp tục lan rộng.

8h25 sáng, xe cứu hỏa được điều đến. Tuy nhiên, vào thời điểm này, khu vực bên dưới khoang hàng nóng lên nhanh đến mức nước không thể dập tắt được lửa.

Vũ khí đạn dược nằm trong khoang số 5 của Grandcamp, tách biệt khỏi đám cháy bằng một hàng rào thép. Công nhân được yêu cầu di chuyển đạn dược khỏi khoang 5. Tuy nhiên, họ chỉ di chuyển được 3/16 hộp thì quản lý ra lệnh ra khỏi tàu.

Khi biết hầu hết đạn dược vẫn còn trên tàu, thủy thủ lập tức sơ tán, lo sợ tàu phát nổ. Thuyền trưởng của tàu quyết định cố gắng dập cháy bằng cách xả hơi nước vào khoang hàng. Ông hy vọng điều này giúp dập tắt đám cháy mà không làm hỏng hàng hóa.

Khói bốc lên từ đám cháy trên tàu Grandcamp.
Khói bốc lên từ đám cháy trên tàu Grandcamp.

Nhưng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Hơi nước đã hóa lỏng nitrat amoni, tạo ra chất dinitơ monoxit, chất cực kỳ dễ bay hơi. Hơi nước cũng làm nóng khoang hàng số 2 và 4, làm tăng nhiệt độ. Sức nóng bên trong Grandcamp nhanh chóng lên mức 450 độ C, nhiệt độ mà nitrat amoni sẽ phát nổ. Dầu nhiên liệu nằm trong khoang 3 và 4 cũng rò rỉ vào các túi nitrat amoni, làm đám cháy càng thêm hung dữ.

Vụ nổ đầu tiên

Ngọn lửa từ tàu Grandcamp tạo ra một cột khói dày và cao, có thể nhìn thấy khắp thành phố. Người dân thành phố đổ ra bến cảng để xem hoạt động dập lửa. Và điều này giải thích tại sao có quá nhiều thương vong khi Grandcamp phát nổ.

Nitrat amoni trên tàu Grandcamp nổ vào lúc 9h12 sáng, làm tan xác tàu, thổi các mảnh vỡ lên cao 600-900m.

Quả cầu lửa do vụ nổ tạo ra có thể được nhìn thấy ở nơi cách xa nhiều km. Hai chiếc máy bay chở khách đi ngắm cảnh gần đó đã bị gãy cánh, buộc phải hạ cánh khẩn cấp.

Vụ nổ tạo ra sóng cao 4,5m ập vào bến tàu và làm ngập khu vực xung quanh. Cửa sổ ở Houston, cách cảng 64km, bị vỡ hàng loạt. Người dân ở Louisiana, cách đó 400km, cảm thấy sự rung chuyển.

Ảnh chụp bến tàu của thành phố Texas sau vụ nổ.
Ảnh chụp bến tàu của thành phố Texas sau vụ nổ.

Hầu hết các tòa nhà gần vụ nổ đều bị san phẳng. Nhà máy Monsanto, chỉ cách 90 m, cũng bị phá hủy bởi vụ nổ.

Nhà kho của Đường sắt thành phố Texas dọc theo bến cảng cũng phải chịu thiệt hại lớn. Hàng trăm nhân viên, người đi bộ và người chứng kiến đã thiệt mạng.

Chưa hết, các mảnh vỡ từ vụ nổ đã bay vào thùng dầu và hóa chất khổng lồ tại các nhà máy lọc dầu. Cháy nổ tiếp tục xảy ra ở đây.

Một chiếc sà lan tên Longhorn II neo đậu tại cảng thậm chí còn bị thổi bay khỏi mặt nước vì sức mạnh của vụ nổ, rơi xuống cách bờ 30m.

Giám đốc và 27 nhân viên đến từ Sở Cứu Hỏa Thành Phố Texas thiệt mạng trong vụ nổ đầu tiên.

Sà lan Longhorn II thậm chí còn bị thổi bay khỏi mặt nước do vụ nổ.
Sà lan Longhorn II thậm chí còn bị thổi bay khỏi mặt nước do vụ nổ.

Vụ nổ thứ hai

Vào thời điểm vụ nổ đầu tiên xảy ra, chỉ có hai tàu khác neo đậu tại cảng: S.S. High Flyer và Wilson B. Keene, cả hai đều là tàu hàng như Grandcamp.

Tàu High Flyer nằm sát Grandcamp, đã chất hàng xong nhưng vẫn đang chờ sửa chữa. Tàu Wilson B. Keene nằm xa hơn và đang được xếp bột lên tàu.

Ngoài việc chở khoảng 1.000 tấn phân bón nitrat amoni, High Flyer còn chở 2.000 tấn lưu huỳnh. Điều này rất nguy hiểm vì amoni nitrat dễ bốc hơi hơn khi kết hợp với lưu huỳnh. Lực tác động từ vụ nổ thứ nhất làm đứt neo của High Flyer, khiến tàu trôi dạt.

Các nhà chức trách phát hiện High Flyer bắt lửa và ra lệnh làm mọi tách kéo tàu ra khỏi bến cảng. Lo sợ một vụ nổ khác, thuyền trưởng của High Flyer ra lệnh kéo neo lên để lái tàu tránh xa Grandcamp.

Lực lượng cứu hộ tìm người bị mắc kẹt trong đống đổ nát.
Lực lượng cứu hộ tìm người bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Thật không may, thủy thủ không thể nhấc neo của High Flyer và tàu tiếp tục trôi dạt gần đến Grandcamp. Sau 1 tiếng cố gắng nhấc neo, các thủy thủ của High Flyer bỏ tàu. Cuối cùng, con tàu thứ hai cũng bị cháy.

Vào lúc 1h10 sáng ngày 17 tháng 4, chỉ 15 tiếng sau vụ nổ thứ nhất, High Flyer cũng nổ tung, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và gây thêm thiệt hại cho cảng. Vụ nổ thứ hai cũng phá hủy tàu Wilson B. Keene, chỉ cách High Flyer vài mét.

Hậu quả

Trong khi có nhiều thông tin về số thương vong chính xác, người ta ước tính có 500-600 người chết trong vụ nổ. Số người bị thương được tin là hàng ngàn. Theo Live Science, thảm họa Texas khiến khoảng 3.500 người bị thương.

Số người thiệt mạng chính xác không được xác minh vì nhiều thi thể không còn nguyên vẹn. Ngoài ra, có nhiều thủy thủ nước ngoài và lao động không cấp phép trong cảng, những người không được liệt kê tới. Cho đến nay, thảm họa Texas vẫn được coi là vụ tai nạn công nghiệp chết chóc nhất lịch sử nước Mỹ và một trong những vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn