Quái vật nặng 1 tấn Titanoboa: Duy nhất 1 nơi trên Trái Đất có hóa thạch của nó - ở đâu?

Thứ Bảy, 09 Tháng Sáu 20187:00 SA(Xem: 7823)
Quái vật nặng 1 tấn Titanoboa: Duy nhất 1 nơi trên Trái Đất có hóa thạch của nó - ở đâu?

Trái Đất từng là nơi những quái vật khổng lồ sinh sống và thống trị. Cách đây 60 triệu năm ở thế Cổ Tân (thế Paleocen), quái vật rắn siêu lớn Titanoboa đã từng là nỗi khiếp đảm của nhiều loài động vật.

Phần hóa thạch tìm thấy duy nhất tại đất nước vùng Nam Mỹ Colombia đã giúp các nhà khoa học giải mã được phần nào những bí ẩn về sinh vật siêu lớn này.

Titanoboa là gì?

Titanoboa đơn giản là từ ghép của "Titanic Boa", nghĩa là siêu quái vật rắn khổng lồ - một sinh vật từng tồn tại trên Trái Đất thời tiền sử.

Dựa trên hóa thạch tìm thấy ở Colombia, các nhà cổ sinh vật học tính toán, Titanoboa có chiều dài từ 12,8m đến 15m; với cân nặng khoảng 1,1 tấn! Đó là chưa kể đến phần mình dày nhất của Titanoboa, rộng tới 0,9m!

Để dễ dàng hình dung, các nhà khoa học so sánh Titanoboa với Anaconda - loài rắn lớn nhất hành tinh còn sống, với các chỉ số cơ thể như sau: Con Anaconda lớn nhất dài 6,1m; nặng 227kg.

Chiến dịch tìm kiếm Titanoboa trong 18 năm

Cuộc tìm kiếm hóa thạch của Titanoboa được thực hiện lần đầu tiên trong thế kỷ 21 tại Cerrejón, một mỏ than khổng lồ ở miền Bắc Colombia.

Năm 1994, việc nhà địa chất học người Colombia là Henry Garcia phát hiện một mẫu hóa thạch đáng ngờ mà ông đặt là "Petrified Branch" đã mở ra nhiều tham vọng làm sáng tỏ về một sinh vật khổng lồ được cho là đã từng sống trên Trái Đất.

Quái vật nặng 1 tấn Titanoboa: Duy nhất 1 nơi trên Trái Đất có hóa thạch của nó - ở đâu? - Ảnh 1.

So sánh xương hàm của Titanoboa với phần xương một người trưởng thành.

Năm 2003, chiến dịch tìm kiếm hóa thạch Titanoboa bắt đầu khi một sinh viên tốt nghiệp khoa địa chất của một trường đại học Colombia tên là Fabiany Herrera đã đến mỏ than Cerrejón. Đây là khu vực rộng lớn chưa từng được giới khảo cổ học khám phá bài bản.

Cùng tham gia chiến dịch tìm kiếm với Fabiany Herrera là Scott Wing, người phụ trách hóa thạch cổ thuộc Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian (Mỹ).

Chính Scott Wing là người nhận ra hóa thạch mà nhà địa chất Henry Garcia tìm thấy không phải là hóa thạch thực vật. Dựa trên đánh giá của nhà cổ sinh vật học Jonathan Bloch (trường Đại học Florida, Mỹ), Scott Wing nhận định, hóa thạch này chính là một phần xương hàm của một loài động vật sống trên cạn, sinh sống cách đây 60 triệu năm.

Sáng tỏ những bí ẩn về sinh vật khổng lồ

Năm 2007, các nhà khảo cổ tìm thấy rất nhiều đốt sống hóa thạch trước đó gắn mác là "của cá sấu". Sau khi sàng lọc và kiểm tra lại, họ xác định đó là xương sống khổng lồ của của một loài rắn lớn.

Năm 2012, người ta tiếp tục tìm thấy hóa thạch phần đầu của con rắn. Chính lúc này, giới khoa học mới chắc chắn về hình hài của một quái vật rắn khổng lồ từng sống trên Trái Đất. Họ gọi nó là Titanoboa.

Quái vật nặng 1 tấn Titanoboa: Duy nhất 1 nơi trên Trái Đất có hóa thạch của nó - ở đâu? - Ảnh 2.
Quái vật nặng 1 tấn Titanoboa: Duy nhất 1 nơi trên Trái Đất có hóa thạch của nó - ở đâu? - Ảnh 3.

Sau khi phân tích hàm của Titanoboa, các nhà cổ sinh vật học xác định, sinh vật khổng lồ này chuyên ăn cá, thậm chí nó có thể nhai dễ dàng cả rùa, cá sấu (những loài động vật sống gần khu vực mà Titanoboa thống trị).

Cuối cùng, sau 18 năm, vào cuối năm 2012, giới khoa học hoàn thành nghiên cứu về Titanoboa: Đặt được tên, nắm bắt được chỉ số cơ thể và niên đại mà Titanoboa sinh sống và thống trị.

Cũng trong năm này, mô hình siêu rắn khổng lồ Titanoboa được xây dựng và trưng bày tại thành phố New York, Mỹ (xem hình).

Quái vật nặng 1 tấn Titanoboa: Duy nhất 1 nơi trên Trái Đất có hóa thạch của nó - ở đâu? - Ảnh 5.

Xem video:

Khủng long bạo chúa đối đầu trăn khổng lồ cổ đại. Nguồn: Youtube/Smithsonian Channel.

Bài viết sử dụng nguồn: Ancient-origins

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 05 Tháng Bảy 20218:39 SA
Khách
con mạnh nhất tôi thấy
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn