Họ đã phát hiện ra mối liên hệ có thể giải thích được giữa bữa ăn không lành mạnh với “sự thay đổi lớn trong cấu trúc và chức năng của hệ thống khứu giác, giúp chúng ta ngửi được”.
Đội nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa béo phì và các chức năng của cơ thể không phải lúc nào cũng đi với nhau.
Lần đầu tiên họ phát hiện ra “sự liên kết bền vững” giữa chế độ ăn uống không lành mạnh và sự suy giảm khả năng khứu giác, “mở ra nhiều triển vọng cho nghiên cứu béo phì”, tiến sĩ Nicolas Thiebaud cho hay.
Ông Thiebaud cùng với giáo sư Debra Ann Fadool đã tiến hành cuộc nghiên cứu này. Bài nghiên cứu của họ đã được đăng trên tạp chí Journal of Neuroscience.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết vì khứu giác được sử dụng để định hướng lựa chọn món ăn nên nếu khả năng hoặc thế mạnh của nó bị cản trở bởi các loại thực phẩm không lành mạnh thì nó có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn, lâu dần hình thành “hành vi ăn uống kém”.
Người ta đã cho chuột ăn đồ ăn nhiều chất béo trong vòng 6 tháng, trong khi cũng dạy chúng nhận thức mùi vị bằng việc thưởng thêm.
Những con chuột có chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo học chậm hơn những con chuột ăn chế độ bình thường. Chúng không thể nhanh chóng thích nghi với hương vị mới.
“Hơn thế nữa, khi những con chuột được nuôi bằng chế độ ăn có hàm lượng chất béo cao được thay thế bằng chế độ ăn có kiểm soát, trong khoảng thời gian đó, kể cả khi chúng trở về với cân nặng và hàm lượng hóa học trong máu như bình thường, nhưng vẫn bị giảm khả năng khứu giác”, bà Fadool nói.
“Những con chuột này chỉ có 50% tế bào thần kinh tham gia mã hóa tín hiệu mùi vị”.
Đội nghiên cứu cũng đang tiến hành xem xét xem liệu chế độ ăn nhiều đường có dẫn đến những tác động tiêu cực đến khứu giác như thế không.