Tại sao lợn được coi là "kẻ thù" của rắn?

Thứ Sáu, 13 Tháng Chín 20245:00 SA(Xem: 995)
Tại sao lợn được coi là "kẻ thù" của rắn?

Ở những vùng quê hẻo lánh, một số cụ già có kinh nghiệm luôn nói với thế hệ trẻ rằng nếu sợ rắn vào nhà trộm gà vịt thì cứ nuôi thêm vài con lợn, vì lợn là sát thủ của rắn.

Dù là trong ấn tượng của người thường hay trong các tác phẩm điện ảnh, truyền hình, loài lợn luôn gắn liền với hình ảnh đáng yêu và ngốc nghếch. Về cơ bản chúng không có việc gì làm ngoại trừ ăn và ngủ mỗi ngày, chúng không phải là mối đe dọa cho con người và các động vật khác.

Tuy nhiên với rắn độc thì lại hoàn toàn khác, khi lợn và rắn gặp nhau, phần lớn rắn sẽ trở thành thức ăn của lợn. Lợn hoàn toàn không phải là loài ăn chay tuyệt đối, chúng là động vật ăn tạp. Vậy làm thế nào mà những con lợn đột nhiên trở thành kẻ thù của loài rắn?

 Lợn là vật nuôi phổ biến và quen thuộc đối với tất cả mọi người.
Lợn là vật nuôi phổ biến và quen thuộc đối với tất cả mọi người. Theo các nhà khảo cổ học, các nghiên cứu về xương lợn khai quật từ thời đồ đá mới cho thấy có thể suy đoán rằng từ sáu đến bảy nghìn năm trước, người dân lao động cổ đại đã thuần hóa lợn rừng thành lợn nhà.

1. Lợn sinh ra đã có "áo giáp", da lợn dày, lông cứng, rắn khó cắn, mỡ trên người lợn có thể pha loãng nọc độc

Trọng lượng trung bình của lợn nhà vào khoảng 100 kg, một số cá thể lợn nuôi nhốt lâu ngày thậm chí có thể vượt quá 200 hoặc 300 kg.

Mặc dù rắn độc rất giỏi tấn công nhưng hình dạng của răng nanh của chúng lại cong. Trong khi đó, da lợn lại dày và có lông cứng, giống như một lớp áo giáp rất khó để răng nanh của rắn cắn xuyên qua. Khi rắn độc muốn cắn lợn thì sẽ chẳng khác nào dùng ngón tay đâm vào lốp xe dày, khó có thể gây hại cho lợn.

Ngoài ra, ngay cả khi răng nanh cắn xuyên qua da lợn thì nọc độc chết người của rắn cũng khó tiêm vào cơ thể lợn và không gây nguy hiểm đến tính mạng lợn. Vì phần lớn nọc cần phản ứng với máu, còn mỡ lợn thì rất đặc, nọc độc sẽ khó lan nhanh vào máu, đồng thời nó sẽ được mỡ lợn làm loãng từ từ, sau một thời gian nhất định cơ thể của lợn sẽ tự giải độc đối với lượng nọc độc này.

Là loài động vật ăn tạp, lợn có nguồn thức ăn rất đa dạng.
Là loài động vật ăn tạp, lợn có nguồn thức ăn rất đa dạng. Ở một số bang của Mỹ, một số nơi còn huấn luyện lợn thành “lợn chống ma túy”. Khứu giác đặc biệt này giúp chúng có nhận thức nhạy bén về môi trường xung quanh. Vì vậy, khi một con rắn xuất hiện gần đó, chúng sẽ nhanh chóng tìm ra vị trí cụ thể của con rắn, sau đó sử dụng các kỹ năng bẩm sinh để “khuất phục” hoàn toàn những con rắn độc.

Trên thực tế, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mỡ của chúng không có tác dụng gì nhiều vì nọc độc có thể dễ dàng đi qua nó. Tuy nhiên, có một cơ chế khác mang lại cho loài lợn sức đề kháng đối với nọc độc. Đặc biệt, khả năng đề kháng của chúng là đối với a-neurotoxin trong nọc rắn. Lợn nhà có một đột biến gene trong các thụ thể tế bào của chúng ngăn chặn sự liên kết của độc tố a-neurotoxin, khiến nọc độc trở nên vô dụng.

Sức đề kháng đặc biệt này sẽ chỉ xuất hiện ở những con lợn khi trưởng thành. Đây có thể là lý do mà lợn được biết là tích cực tấn công những con rắn ở gần chuồng của chúng. Đó là một phản ứng bảo vệ lợn con vì chúng chưa được miễn dịch hoàn toàn.

con-lon-1
Ngoài lớp da dày và thịt dày, chúng còn được bao phủ bởi lớp lông lợn cứng, giúp chúng không sợ những vết cắn của rắn thông thường của rắn. Hơn nữa sự khác biệt quá lớn về kích thước cơ thể, những con rắn bình thường sẽ sớm bị đánh bại hoặc bị lợn ăn thịt, hoặc bị thương và bỏ chạy vội vàng.

2. Sức chiến đấu của lợn cao hơn nhiều so với rắn

Lợn trông vô hại với con người và động vật, nhưng sức mạnh chiến đấu của chúng rất đáng kinh ngạc, sức chiến đấu của lợn nhà thậm chí có thể so sánh với lợn rừng, mặc dù chúng không thích vận động vào những lúc thông thường, nhưng chúng sẽ rất hiếu động khi tức giận hoặc căng thẳng. Với kích thước và sức mạnh của lợn, nếu dùng tay không thì một hoặc hai người trưởng thành cũng rất khó để có thể áp chế được một con lợn trưởng thành.

Nếu con rắn vô tình đi vào chuồng lợn, con lợn sẽ nhanh chóng tìm ra con rắn bằng khứu giác siêu phàm của mình, tấn công nó theo nhóm, cắn hoặc giẫm chết con rắn rồi nuốt chửng nó vào bụng, con rắn về cơ bản không có khả năng phản kháng.

Với sự trợ giúp của những chú lợn, số lượng gà bị rắn tấn công đã giảm đi rõ rệt.
Ngay cả trong thời xa xưa, khi người ta muốn nuôi gà thả rông, họ thường để lợn hoặc ngỗng bảo vệ gà, vì gà thả rông rất dễ bị rắn tấn công. Và với sự trợ giúp của những chú lợn, số lượng gà bị rắn tấn công đã giảm đi rõ rệt.

3. Phân lợn có khả năng đuổi rắn

Nhiều người ở nông thôn biết rằng nuôi ngỗng có thể ngăn được rắn, vì nhiều loài rắn rất ghét phân ngỗng. Trong phân ngỗng có nhiều vi sinh vật gây bệnh, rắn rất dễ nhiễm bệnh và chết, ngoài ra mùi phân ngỗng rất hăng cũng khiến rắn sợ đến gần.

Vì lý do tương tự, phân lợn, giống như phân ngỗng, cũng chứa một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh và phân lợn còn nặng mùi hăng hơn phân ngỗng. Nếu rắn bò trong phân lợn, nó rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh trong phân lợn tấn công, vì vậy rắn không dễ gì xuất hiện trong chuồng lợn.

Nếu rắn bò trong phân lợn, nó rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn trong phân lợn tấn công.
Nếu rắn bò trong phân lợn, nó rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn trong phân lợn tấn công.

4. Lợn ăn phải rắn độc không bị ngộ độc

Nọc rắn nói chung cần phản ứng với máu để tạo ra hiệu ứng ngộ độc. Sau khi một con lợn ăn phải một con rắn độc, các enzym tiêu hóa và axit mạnh trong dịch dạ dày của lợn sẽ phân hủy nọc rắn thành các protein không độc. Đây cũng là lý do khiến lợn sống sót bình an vô sự sau khi ăn phải rắn độc.

Nhưng nếu có vết thương ở miệng, đường tiêu hóa của lợn thì lợn cũng bị ngộ độc sau khi ăn phải rắn độc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo