Tại sao cửa buồng toilet công cộng được thiết kế có khoảng trống ở trên và dưới?

Thứ Sáu, 12 Tháng Bảy 20247:00 SA(Xem: 1287)
Tại sao cửa buồng toilet công cộng được thiết kế có khoảng trống ở trên và dưới?

Bạn có bao giờ thắc mắc khi thấy cửa các nhà vệ sinh công cộng luôn luôn được thiết kế với một khoảng trống nhất định ở phía trên (tiếp giáp trần nhà) và dưới (tiếp giáp với nền gạch)? Bạn sẽ tìm ra câu trả lời ngay dưới đây thôi bởi vì các kiến trúc sư có lý do rõ ràng để làm như vậy.

Khi đi vệ sinh ở những nơi công cộng như trung tâm thương mại lớn, rạp chiếu phim, công viên,… có bao giờ chúng ta thắc mắc: Tại sao phía dưới cánh cửa buồng của toilet công cộng lại có một khoảng trống lớn?

Trên thực tế, thiết kế này không phải ngẫy nhiên mà được thực hiện dựa trên nhiều cơ sở nhất định. Hầu hết các quốc gia đều sử dụng cánh cửa có khoảng trống phía dưới là 12 inch và Hoa Kỳ sử dụng 9 inch.

1. Đề phòng các trường hợp khẩn cấp

Lỡ giấy vệ sinh bên phòng bạn có hết thì cũng có người tiếp tế với thiết kế toilet hở trên và dưới như này.
Lỡ giấy vệ sinh bên phòng bạn có hết thì cũng có người tiếp tế với thiết kế toilet hở trên và dưới như này.

Một trong các lợi ích của việc không làm cửa đóng kín hoàn toàn là việc người bên trong dễ dàng liên lạc với người bên ngoài trong trường hợp khẩn cấp đồng thời mọi sự trợ giúp (như "tiếp tế" giấy vệ sinh chẳng hạn) cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

2. Giảm thiểu nguy cơ xảy ra các hành vi lợi dùng buồng toilet cho các không phù hợp ở chỗ công cộng

Thiết kế cửa dạng hở giúp hạn chế tối đang các hành động với mục đích không lành mạnh.
Thiết kế cửa dạng hở giúp hạn chế tối đang các hành động với mục đích không lành mạnh.

Với kiểu cửa thiết kế dạng hở trên hở dưới như vậy, các nguy cơ của hành vi lợi dụng buồng toilet cho các mục đích không phù hợp ở chỗ công cộng như sex, sử dụng ma túy hay thậm chí là vẽ graffiti lên tường được giảm thiểu ở mức tối đa có thể.

3. Dễ dàng lắp đặt và bảo trì

Lắp đặt cửa có diện tích hẹp sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
Lắp đặt cửa có diện tích hẹp sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

Rõ ràng là việc lắp đặt một cái cửa có diện tích hẹp hơn khung cửa sẽ rất dễ dàng, giúp giảm thiểu chi phí và công sức lắp đặt, bảo trì. Hơn nữa... về mặt thẩm mĩ nhìn cũng khá hay.

4. Tránh bị làm phiền

Thiết kế cửa toilet sẽ dễ dàng nhận thấy có người bên trong, giúp bạn không bị làm phiền.
Thiết kế cửa toilet sẽ dễ dàng nhận thấy có người bên trong, giúp bạn không bị làm phiền.

Trong các nhà vệ sinh công cộng đông đúc hãy thử tưởng tượng bạn liên tục bị làm phiền bởi những tiếng đẩy cửa thì mọi thứ sẽ tội tệ ra sao. Với kiểu thiết kế cửa như thế này, sẽ rất dễ dàng để người bên ngoài nhận ra đang có người sử dụng và không làm phiền bạn.

5. Dễ dàng xử lý hơn khi bị mắc kẹt bên trong

Lỡ cửa bị khóa trái và không có ai hỗ trợ thì các khoảng trống vẫn đủ rộng để bạn thoát ra ngoài.
Lỡ cửa bị khóa trái và không có ai hỗ trợ thì các khoảng trống vẫn đủ rộng để bạn thoát ra ngoài.

Bạn đã từng phải trải qua cảm giác bị khóa trái bên trong cửa của một không gian chật hẹp và... "mùi" khi không ai ở đó để hỗ trợ bạn? Lúc đó chắc chắn bạn chỉ ước gì có thể nhận được sự trợ giúp, ít nhất là một dụng cụ nào đó mà người bên ngoài có thể chuyển cho bạn qua các khoảng trống đủ rộng để hỗ trợ bạn thoát ra ngoài nhanh chóng.

6. Dễ dọn rửa hơn

Dọn rửa toilet

Toilet công cộng hiển nhiên là nơi cần được tẩy rửa thường xuyên, vài lần mỗi ngày. Việc để các cửa hở vì thế lại là điều cần thiết, vì nó giúp công việc của các lao công trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Nước sẽ thoát đi dễ hơn, có thể đổ mạnh mà không sợ nước dềnh lên. Đặc biệt là với các buồng vệ sinh có vách hở, chỉ cần đứng từ một buồng mà dội là được - quá nhanh chóng và tiện lợi.

7. Thông thoáng, mùi đi nhanh hơn

Thông thoáng, mùi đi nhanh hơn

Tưởng tượng đi, bạn có muốn vào một buồng vệ sinh mà vẫn còn ám mùi của người đi trước không? Nhưng nếu căn buồng ấy có cửa hở, mùi sẽ bay đi rất nhanh bởi không khí được lưu thông, qua đó giúp người đến sau cảm thấy thoải mái.

8. Tránh gõ cửa nhầm

Tránh gõ cửa nhầm

Lúc đang "vận nội công" trong toilet, chẳng ai muốn bị làm phiền cả. Nhưng với một cánh cửa kín, tình huống ấy sẽ diễn ra một cách thường xuyên. Trong khi đó, cửa hở sẽ giúp người bên ngoài xác định bên trong có người hay chưa.

9. Tránh các thánh "câu giờ"

Tránh các thánh "câu giờ"

Nhiều người có thói quen "ngâm" rất lâu khi ngồi toilet, và điều này sẽ càng dễ dàng hơn nếu đó là một buồng toilet kín đáo, thoải mái.

Nhưng với thiết kế hở, người ngồi trong sẽ cảm thấy kém riêng tư và quyết định phải hành sự nhanh nhất có thể, qua đó giúp những người đến sau không phải chờ đợi lâu.

Lịch sử phát triển của nhà vệ sinh công cộng: Từ hố xí thô sơ đến tiện nghi hiện đại

Nhà vệ sinh công cộng đóng vai trò thiết yếu trong đời sống con người, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, lịch sử phát triển của nó trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, từ những hố xí thô sơ đến những tiện nghi hiện đại như ngày nay.

Thời kỳ tiền sử: Những dấu tích về nhà vệ sinh công cộng sớm nhất có thể được tìm thấy từ thời kỳ tiền sử. Tại các nền văn minh cổ đại như Mesopotamia, Ai Cập và Ấn Độ, con người đã xây dựng hệ thống cống rãnh và hố xí thô sơ để xử lý chất thải. Tuy nhiên, những công trình này còn hạn chế về mặt kỹ thuật và chỉ dành cho một bộ phận nhỏ dân cư, chủ yếu là tầng lớp quý tộc.

Thời kỳ La Mã cổ đại: Đế chế La Mã cổ đại được xem là thời kỳ có bước phát triển đột phá trong lĩnh vực vệ sinh công cộng. Hệ thống cống rãnh và nhà vệ sinh công cộng được xây dựng rộng rãi trên khắp đế chế, phục vụ cho cả tầng lớp bình dân. Những nhà vệ sinh công cộng La Mã có thiết kế khá hiện đại, với hệ thống thoát nước và xả thải bằng nước. Một số công trình còn được trang bị bệ ngồi và vòi nước, thể hiện sự tiến bộ vượt bậc trong văn hóa vệ sinh của thời kỳ này.

Thời kỳ Trung Cổ: Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, nền văn minh châu Âu trải qua thời kỳ đen tối, trong đó vệ sinh công cộng bị suy thoái. Hệ thống cống rãnh và nhà vệ sinh công cộng La Mã bị bỏ rơi, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Mọi người thường xả thải bừa bãi tại các khu vực công cộng, khiến cho dịch bệnh dễ dàng lây lan.

Cuộc cách mạng công nghiệp: Cuộc cách mạng công nghiệp mang đến những thay đổi to lớn cho xã hội, trong đó có cả lĩnh vực vệ sinh công cộng. Nhu cầu về nhà vệ sinh công cộng tăng cao do sự gia tăng dân số và sự tập trung của công nhân trong các khu vực đô thị. Các thành phố bắt đầu xây dựng hệ thống cống rãnh và nhà vệ sinh công cộng hiện đại hơn, góp phần cải thiện đáng kể điều kiện vệ sinh môi trường.

Thế kỷ 20 và 21: Trong thế kỷ 20 và 21, nhà vệ sinh công cộng tiếp tục được cải tiến về mặt thiết kế, kỹ thuật và chất lượng. Các công nghệ mới được áp dụng để tiết kiệm nước, giảm thiểu mùi hôi và đảm bảo vệ sinh an toàn cho người sử dụng.

Ngày nay, nhà vệ sinh công cộng không chỉ đơn thuần là nơi xử lý chất thải mà còn trở thành những không gian tiện nghi, hiện đại và thân thiện với môi trường.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo