Vì sao khỉ đột đi ngủ, cá heo ngoi lên mặt nước, rùa giao phối khi xảy ra nhật thực toàn phần?

Thứ Bảy, 06 Tháng Tư 20241:00 CH(Xem: 938)
Vì sao khỉ đột đi ngủ, cá heo ngoi lên mặt nước, rùa giao phối khi xảy ra nhật thực toàn phần?

Nhật thực toàn phần là một hiện tượng thiên văn học đầy kỳ diệu, khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái Đất nằm trên một đường thẳng hoàn hảo. Trong thời gian này, Mặt trăng che kín Mặt trời, tạo ra các vùng tối và bóng nửa tối xuất hiện trên bề mặt trái đất. Đối với con người, nhật thực toàn phần là cơ hội để chiêm ngưỡng một hiện tượng thiên văn độc đáo. Nhưng một số loài động vật lại có phản ứng lạ đối với hiện tượng này? Lý do phía sau là gì?

Vì sao khỉ đột đi ngủ, cá heo ngoi lên mặt nước, rùa giao phối khi xảy ra nhật thực toàn phần?- Ảnh 1.

Một số loài động vật thường có phản ứng kỳ lạ khi nhật thực toàn phần xảy ra. (Ảnh: Pinterest)

Phản ứng lạ của động vật

Có nhiều bằng chứng cho thấy động vật trong tự nhiên thường có những phản ứng lạ khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra. Trong lần nhật thực toàn phần gần nhất xuất hiện ở Mỹ vào năm 2017, các nhà khoa học đã tình cờ ghi nhận nhiều hành động kỳ lạ của một số động vật tại nhiều vườn thú.

Tại Riverbanks ở Nam Carolina (Mỹ), hươu cao cổ đã tụ tập lại với nhau và phi nước đại trong khoảnh khắc bầu trời tối sầm vào giữa ban ngày. Điều này làm cho những du khách tới đây cảm thấy kỳ lạ và thú vị.

Ngoài ra, những con rùa Galápagos ở đây bắt đầu giao phối khi Mặt trời bị che kín. Đây là một hành vi khá kỳ lạ của loài rùa này.

Trong khi đó, những con khỉ đột lại rủ nhau đi ngủ khi diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần.

Vì sao khỉ đột đi ngủ, cá heo ngoi lên mặt nước, rùa giao phối khi xảy ra nhật thực toàn phần?- Ảnh 2.

Có nhiều bằng chứng cho thấy động vật trong tự nhiên thường có những phản ứng lạ khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra. (Ảnh: Time)

Chia sẻ với Los Angeles Times, Elise Ricard, giám sát viên chương trình công cộng tại Học viện Khoa học California ở San Francisco, Mỹ cho biết: "Tôi đang ngồi trên bãi biển gần rừng. Ngày thường, khu rừng vẫn ồn ào nhưng khi nhật thực toàn phần diễn ra, đột nhiên mọi tiếng chim hót đều ngừng lại."

Doug Duncan, giám đốc Cung thiên văn Fiske tại Tại Đại học Colorado, Boulder, Mỹ mô tả mình từng nhìn thấy cảnh nhiều lạc đà một bướu đứng quây quần bên nhau trong lúc nhật thực xảy ra ở Bolivia.

Trong một lần quan sát nhật thực khác khi đang ngồi trên chiếc thuyền gần quần đảo Galapagos, Duncan thấy hàng chục con cá voi và cá heo ngoi lên mặt nước khoảng 5 phút trước khi nhật thực bắt đầu. Chúng ở đó thêm 5 phút sau khi nhật thực kết thúc, sau đó bơi xuống vùng nước sâu hơn.

Những ghi chép đầu tiên về các kỳ nhật thực toàn phần bắt đầu kể từ năm 1544. Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu đã lưu lại thông tin về việc chim chóc ngừng hót trong khoảng thời gian không có mặt trời.

Vì sao khỉ đột đi ngủ, cá heo ngoi lên mặt nước, rùa giao phối khi xảy ra nhật thực toàn phần?- Ảnh 3.

Mặc dù thời gian Mặt Trời bị Mặt Trăng che phủ hoàn toàn chỉ kéo dài vài phút, nhưng các nhà khoa học cho biết nó vẫn ảnh hưởng đến một số loài động vật. (Ảnh: Time)

Một đợt nhật thực khác xảy ra vào năm 1560 ghi nhận rằng đa số các loài chim đã ngừng bay và đáp xuống mặt đất.

Tổ chức nghiên cứu lịch sử tự nhiên ở Boston đã thu thập thông tin từ những lần chứng kiến nhật thực vào năm 1932 và thu được kết quả về một số loài như cóc, ếch nghiến răng ộp ộp, muỗi tụ tập bay thành đàn, bầy ong quay trở về tổ, gà nhắm mắt chuẩn bị đi ngủ…

Trong đợt nhật thực năm 1991, các nhà khoa học thấy rằng những con nhện đã tháo dỡ mạng của nó xuống.

Nguyên nhân gây ra những hành động kỳ lạ

Mặc dù thời gian Mặt Trời bị Mặt Trăng che phủ hoàn toàn chỉ kéo dài vài phút, nhưng các nhà khoa học cho biết nó vẫn ảnh hưởng đến một số loài động vật. Theo các nhà khoa học, có hai nguyên nhân lý giải cho việc động vật có phản ứng lạ trong nhật thực toàn phần:

Thứ nhất, một số loài động vật phản ứng tương ứng theo độ mờ của ánh sáng tự nhiên và độ giảm nhiệt khi Mặt trời "biến mất" trong nhật thực toàn phần. Khi thấy ánh sáng mờ đi trong nhật thực toàn phần, nhiều loài lầm tưởng là ban đêm đã đến nên hành động theo thói quen thường ngày của chúng.

Vì sao khỉ đột đi ngủ, cá heo ngoi lên mặt nước, rùa giao phối khi xảy ra nhật thực toàn phần?- Ảnh 4.

Khi nhật thực toàn phần diễn ra, nhiều loài lầm tưởng là ban đêm đã đến nên hành động theo thói quen thường ngày của chúng. (Ảnh: Pinterest)

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Fish Biology năm 1998, cá là một trong số loài phản ứng với sự thay đổi của ánh sáng trong suốt quá trình xảy ra nhật thực. Cụ thể, khi xảy ra nhật thực toàn phần, một số loài cá hoạt động vào ban ngày tìm nơi trú ẩn ở các rạn san hô hoặc đá ngầm, trong khi cá ăn đêm hoạt động khá tích cực.

Thứ hai, khi bị nhốt trong vườn thú, việc tất cả người xung quanh bỗng nhiên reo hò một cách bất thường có thể làm chúng hốt hoảng.

Các loài động vật sẽ thế nào trong lần nhật thực toàn phần sắp tới

Theo trang Space.com, hàng triệu người ở miền bắc Mexico, Mỹ và đông nam Canada sẽ có cơ hội quan sát nhật thực toàn phần với bóng tối bao trùm bầu trời ban ngày vào ngày 8-4 tới.

Năm 2017, độ tối là 1,03 và đường đi của nhật thực toàn phần rộng khoảng 113km. Bầu trời khi đó tối đến mức có thể trông thấy sao Kim. Vào ngày 8-4 tới, độ tối là 1,05 và đường đi sẽ rộng khoảng 185km, làm lộ ra sao Mộc cũng như sao Kim.

Vì sao khỉ đột đi ngủ, cá heo ngoi lên mặt nước, rùa giao phối khi xảy ra nhật thực toàn phần?- Ảnh 5.

Đối với các nhà khoa học Mỹ đây sẽ là cơ hội tốt để họ thêm về những tác động của hiện tượng nhật thực toàn phần lên hành vi của các loài động vật. (Ảnh: Time)

Trang GreatAmericanEclipse.com cho biết, khoảng 31 triệu người sống tại các khu vực của 15 bang tại Mỹ nằm bên trong đường đi của nhật thực toàn phần năm nay. Đối với các nhà khoa học Mỹ đây sẽ là cơ hội tốt để họ thêm về những tác động của hiện tượng nhật thực toàn phần lên hành vi của các loài động vật.

Đặc biệt, họ sẽ tiếp tục thu thập những hình ảnh, video về những biểu hiện bất thường của động vật trên đường nhật thực toàn phần đi qua. Các nhóm nghiên cứu hy vọng rằng với sự hỗ trợ của điện thoại thông minh, họ sẽ thực hiện được dự án này ở các vùng địa lý rộng hơn nước Mỹ.

*Nguồn: Los Angeles Times, Times, Live Science

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo