Dale Shaw

BBC Earth

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Con lớn ăn con bé, con bé ăn con bé hơn, thậm chí con bé hơn cũng ăn... vậy đó, bạn hiểu ý mà, đúng không? Và ở đáy của chuỗi thức ăn là những loài cây có vẻ chỉ cần sinh tồn bằng nước và ánh mặt trời. 

Nhưng thiên nhiên chưa bao giờ đơn giản. Bởi vì giữa những tán lá yên bình đầy vẻ vô hại đó là cả sự dịch chuyển của các loài ăn thịt, chúng không chỉ ăn thịt (để có được chất dinh dưỡng cần thiết không có được từ đất), mà  còn sử dụng những phương tiện săn mồi quỷ quyệt và sáng tạo để gài bẫy con mồi.

Cây bẫy ruồi Venus

Có lẽ loài cây nổi tiếng nhất trong nhóm cây ăn thịt, cây ăn thịt côn trùng đầy tính biểu tượng này thuộc chi gọng vó và thành thục hơn bạn tưởng rất nhiều. 

Lá của cây này có phần đóng mở như bộ hàm có có bản lề, vòng quanh là những chiếc "răng" gai nhọn quanh rìa lá, cùng với nhiều sợi lông cực kỳ nhạy cảm. Khi một con côn trùng đậu xuống và chạm vào những sợi lông này, cái bẫy sẽ đóng lại. 

Con mồi quằn quại giãy giụa kích thích cây tiết ra các enzyme để tiêu hóa con côn trùng trong vài ngày. 

Loài cây này có cấu trúc tinh tế đến mức nó có thể xác định những kích thích không phải là con mồi, ví dụ như hạt mưa rơi. 

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Loài cây bẫy ruồi có cấu trúc tinh tế đến mức nó có thể xác định những kích thích không phải là con mồi, ví dụ như hạt mưa rơi

Cây nắp ấm vàng

Họ hàng nhà cây ăn thịt còn có cây nắp ấm - vì hình dạng của chúng - sử dụng những chiếc lá được điều chỉnh thành cấu trúc hình ống để lừa côn trùng vào, sau đó bẫy chúng và ăn thịt. 

Cây nắp ấm vàng có ở miền nam nước Mỹ, loài cây này là ví dụ điển hình cực kỳ ấn tượng của loài cây ăn thịt, và có thể mọc cao đến một mét. 

Côn trùng bị quyến rũ vì màu sắc rực rỡ, và vì mật hoa của cây có chất độc khiến côn trùng tê liệt. Thành ống của hoa có sáp, khiến côn trùng sẽ trượt xuống đáy ống, nơi dịch tiêu hóa sẽ nhanh chóng tiêu diệt chúng.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Côn trùng bị quyến rũ vì màu sắc rực rỡ của cây và vì mật hoa, thứ cũng chứa chất độc khiến chúng tê liệt

Cây nắp ấm Nepenthes Rajah

Thành viên này của chi nắp ấm còn được biết đến với tên gọi "chiếc cốc của khỉ", vì người ta từng thấy loài linh trưởng uống nước từ lá cây này khi khát. 

Cây nepenthes rajah mọc ở đảo Borneo là một trong những loài cây ăn thịt lớn nhất hành tinh. 

Loài cây chết người này có thể mọc dài đến sáu mét, có thể trữ đến ba lít nước, và hai lít rưỡi dung dịch tiêu hóa. Kích cỡ khổng lồ cho thấy loài cây này không chỉ ăn thịt các động vật không xương sống: như ếch nhái, thằn lằn, chim chóc và thậm chí chuột cũng bị lừa vào thân cây, và bị tiêu hóa bằng dịch axit. 

Loài cây này còn phát triển mối quan hệ cộng sinh khác thường với loài chuột chù núi. Chuột chù ăn mật hoa của cây và thải phân vào ấm cây, giúp cây này có được lượng nitrogen cần thiết. 

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Loài cây chết chóc này có thể mọc cao đến 6m và có thể trữ ba lít nước cùng hai lít rưỡi dịch tiêu hóa

Cây gọng vó lùn pulchella (Drosera Pulchella)

Trái ngược với cây rajah đầy quyền năng là loài cây gọng vó pulchella bé nhỏ, hay còn được gọi là cây gọng vó lùn, có mặt ở miền tây nam nước Úc. 

Loài cây này chỉ có rộng 15-20mm, nhưng chúng là loài cây ăn thịt hung hãn. Chúng dụ dỗ con mồi bằng cách tiết ra dịch chất có vị ngọt từ các đầu tua nằm cuối lá. Cách này sẽ khiến côn trùng bị dính vào rất nhanh trước khi các đầu tua co lại và phủ lên con côn trùng dịch nhầy. Sau đó con côn trùng sẽ dần bị tiêu hóa trong vài tuần. 

Cây rong bắt mồi nổi cỡ lớn 

Cây rong bắt mồi sử dụng phương thức hoàn toàn khác để bẫy con mồi. 

Loài cây này có mặt ở ao, hồ và suối, với các sợi lông tơ "kích thích" trên bề mặt bọng (là những túi rỗng nhỏ) sẽ bắt dính khi con mồi trôi qua. Tất cả hành động này chỉ diễn ra trong vài phần triệu giây - nhanh gấp 100 lần so với cây bắt ruồi Venus. 

Có mặt ở miền đông nam Hoa Kỳ, cây rong bắt mồi nổi cỡ lớn, đúng như tên gọi, là một trong những loài lớn nhất, với tua mọc dài đến hai mét. Trong thực tế, kích cỡ của cây này đe dọa các loài cây và côn trùng bản địa, vì loài cây ăn thịt xâm lấn này chiếm phần lớn diện tích mặt nước. 

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cây rong bắt mồi nổi cỡ lớn có thể bắt con mồi với tốc độ nhanh gấp 100 lần cây bắt ruồi Venus

Bụi cây bắt ruồi Gorgon’s Dewstick

Trong khi một số loài cây ăn thịt, như cây bắt ruồi Venus, trông có vẻ đáng sợ thì một số khác lại bẫy con mồi bằng vẻ ngoài vô hại. 

Có mặt ở tỉnh Western Cape ở Nam Phi, loài cây bụi có lá mảnh mai này có vẻ ngoài khiến người ta bị đánh lừa. Cây này còn được gọi là bụi cây bắt ruồi, vì nó có những "xúc tu" với chất nhầy dính để bắt con mồi. 

Nhưng loài cây này không ăn côn trùng. Thay vào đó, nó sẽ đợi loài bọ nhảy trên cây có tên là bọ sát thủ (Pameridea roridulae) đến ăn con mồi, và loài cây này sẽ tận hưởng chất dinh dưỡng có trong dịch chất mà loài bọ này làm rơi lại. 

Cây nắp ấm Albany 

Có mặt ở miền Tây Úc (cây này còn có tên gọi cây nắp ấm Tây Úc), cây nắp ấm Albany là một loài cây độc đáo trong số các cây ăn thịt. 

Đây là loài cây duy nhất trong giống cây bắt mồi nắp ấm (cephalotus), người ta cho rằng cây này là ví dụ điển hình của quá trình tiến hóa hội tụ, nghĩa là nó phát triển những đặc tính tương tự với các sinh vật khác mà không có liên hệ họ hàng gì. 

Trong thực tế, loài cây này có họ gần với bắp cải và hoa hồng hơn so với những cây nắp ấm khác. Nhưng cũng như chúng, cây nắp ấm này có lá dạng ống - hay còn gọi là "ấm" - với nắp đậy tránh mưa. Côn trùng bị lừa vào bên trong, vì màu sắc đỏ và trắng, nhưng những cái răng sắc nhọn như gai dọc viền ấm không cho chúng quay trở ra. Cuối cùng chúng trượt xuống đáy ấm, và sau đó bị tiêu hóa trong bể enzyme. 

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Loài cây này có họ gần với bắp cải và hoa hồng hơn các loại cây nắp ấm khác

Cây dứa Brocchinia Reducta

Họ dứa cảnh là họ cây trong đó có quả thơm cũng như một số loại cây cảnh trồng trong nhà phổ biến và nhiều màu sắc. Nhưng trong số họ hàng cũng có vài loài ăn thịt. 

Có ba loại cây dứa ăn thịt, trong đó có cây dứa brocchinia reducta mọc ở Nam Mỹ. 

Cũng như các cây họ dứa khác, phần thân lá cuộn như dạng hoa hồng là nơi chứa nước. Hình dạng giống như hoa này được cho là để thu hút côn trùng, cùng với lớp chất bọc lá phản chiếu tia UV trong ánh sáng. 

Và để ăn chắc, cây này còn có mùi thơm ngọt ngào, quyến rũ mời gọi bữa tối của nó lại gần. Côn trùng bị dụ lại gần sau đó sẽ bị bẫy vào trong, trói chặt và dìm chết, sau đó phân hủy thành món "súp dinh dưỡng." 

Cây bình hổ mang [Cobra Lily]

Họ hàng này của cây nắp ấm có tên như vậy vì hình dạng cực kỳ giống với chiếc đầu dẹt của rắn hổ mang. 

Chiếc lá chẽ đôi càng làm rõ nét thêm tưởng tượng về loài rắn, vì nó có khả năng tương tự như răng nanh hoặc lưỡi. 

Tương tự, loài cây này sử dụng mật để thu hút các loài côn trùng không nghi ngờ gì, nhưng nó còn che giấu một mẹo quỷ quyệt khác. 

Phần trong mờ trên chiếc nắp bên trên thân ấm khiến côn trùng nghĩ đó là đường trở ra an toàn. Nhưng nỗ lực tháo chạy yếu ớt của côn trùng chỉ khiến nó giãy giụa thêm và kiệt sức nhanh hơn. 

Không giống các loài cây săn mồi khác, cây bình hổ mang sản xuất ra vi khuẩn - thay vì enzyme tiêu hóa - để phân hủy con mồi và tiêu hóa chúng. 

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Họ hàng này của cây nắp ấm có tên dựa vào vẻ ngoài cực kỳ giống với chiếc đầu bẹt của rắn hổ mang

Cây lá móc kép Triphyophyllum Peltatum

Là ứng viên tiềm năng cạnh tranh với cây nắp ấm nepenthes rajah tranh danh hiệu cây ăn thịt lớn nhất thế giới, cây lá móc kép Triphyophyllum peltatum có thể mọc những sợi tua dài đến 50m và dày 10cm. 

Loài cây cực kỳ hiếm này thực sự gây nhiều tò mò và sở thích ăn thịt của nó chỉ mới được biết đến sau 50 năm người ta phát hiện ra nó. 

Là loài cây bản địa ở Tây Phi, loài cây sành sỏi này có vòng đời phức tạp. Trước khi nở hoa, cây sản sinh ra một sợi xoắn tua giống như lá nhưng có bề mặt dính để bẫy và hấp thụ côn trùng. 

Nhưng sau kỳ nở hoa, loài cây này rời bỏ thói quen bắt mồi và phát triển thành một dạng cây dây leo không ăn thịt.