Thế giới đang thải ra 3 triệu chiếc khẩu trang mỗi phút, núi rác đó đang trở thành một quả bom hẹn giờ

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 20223:00 SA(Xem: 1451)
Thế giới đang thải ra 3 triệu chiếc khẩu trang mỗi phút, núi rác đó đang trở thành một quả bom hẹn giờ

Không có gì phải bàn cãi, khẩu trang y tế chắc chắn là một trong những biểu tượng của đại dịch Covid-19. Khẩu trang giúp con người bảo vệ bản thân và bảo vệ lẫn nhau khỏi mầm bệnh, virus SARS-CoV-2.

Nhưng mặt trái của khẩu trang, đa số chúng được làm từ nhựa. Khẩu trang y tế dùng một lần vì vậy chắc chắn sẽ trở thành một thảm họa môi trường hậu đại dịch. Ước tính cho thấy mỗi tháng, cả thế giới đang sử dụng và vứt bỏ 129 tỷ chiếc khẩu trang. Con số tương đương với 3 triệu chiếc khẩu trang mỗi phút.

. Ước tính cho thấy mỗi tháng, cả thế giới đang sử dụng và vứt bỏ 129 tỷ chiếc khẩu trang.. Ước tính cho thấy mỗi tháng, cả thế giới đang sử dụng và vứt bỏ 129 tỷ chiếc khẩu trang.

Ngay sau khi bị vứt bỏ, khẩu trang sẽ trở thành một loại rác thải. Chúng đã và đang hiện diện ở mọi ngóc ngách trên thế giới, từ vỉa hè đường phố cho tới những đại dương bao la.

Khẩu trang đã được ghi nhận khi trôi dạt vào những hòn đảo không có người ở trên Thái Bình Dương. Nó khoác một lớp áo lên bên ngoài những con bạch tuộc ngoài khơi nước Pháp.

Vòng đeo cao su đã tóm được những con rùa, chim và nhiều loài động vật. Cá có thể đang ăn những dải nhựa bung ra từ vải polyester được dệt ra bên ngoài khẩu trang để chống nước.

Cuối cùng, những chiếc khẩu trang từ chỗ bảo vệ con người sẽ quay trở lại đe dọa sức khỏe của chúng ta, khi những vật liệu làm nên nó chủ yếu là nhựa bắt đầu phân rã, trên cấp độ vi mô để tạo ra những hạt và sợi vi nhựa.

Trên thực tế, đại dịch đã đem đến cơ hội kinh doanh tuyệt vời cho những ông lớn trong ngành nhựa – Big Plastic. John Hocevar, giám đốc chiến dịch đại dương tại Greenpeace USA cho biết: "Ngành công nghiệp nhựa coi COVID là một cơ hội, rằng đồ tái sử dụng là bẩn và nguy hiểm, và rằng nhựa sử dụng một lần là cần thiết để giữ cho chúng ta an toàn".

Bằng cách này hay cách khác, họ đã thúc đẩy thông điệp đó, lên đến đỉnh điểm trong chiến dịch PR của mình vào tháng 7 năm 2020. Khi chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Nhựa ra điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ, ông ấy đã lập luận rằng nhựa sử dụng một lần là nhu cầu sức khỏe trong đại dịch.

Cuối cùng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một chủ tịch của ngành công nghiệp nhựa có thể hãnh diện và dõng dạc tuyên bố "nhựa cứu sống nhiều người".

Hiện nay, đeo khẩu trang là một phần tất yếu của cuộc sống.Hiện nay, đeo khẩu trang là một phần tất yếu của cuộc sống.

Chiến dịch truyền thông dựa trên nỗi sợ hãi ấy đã thành công và thành công mỹ mãn. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, năm 2021, mức tiêu thụ nhựa sử dụng một lần trên toàn cầu đã tăng tới 300% kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Nhu cầu cho khẩu trang thậm chí còn tăng theo tiến trình của đại dịch. Tính riêng tại Anh, một nghiên cứu vào tháng 12 năm 2021 cho thấy lượng tiêu thụ khẩu trang dùng một lần đã tăng tới 9.000%.

Và khi nhiều biến thể dễ lây truyền hơn như Delta và Omicron xuất hiện, chúng đã khiến các quan chức y tế công cộng thúc đẩy việc sử dụng thêm tới các loại khẩu trang hạng nặng như KN95 và N95.

Thảm họa ở cấp độ tế bào

Khi chúng ta bước vào năm thứ ba của đại dịch Covid-19, nghiên cứu không chỉ dừng lại ở những lo ngại ban đầu của các nhà bảo vệ môi trường mà họ còn bắt đầu đưa ra những mối quan tâm mới.

Sarper Sarp, một giáo sư kỹ thuật hóa học tại Đại học Swansea ở Wales, đã thực hiện một nghiên cứu thử nghiệm sự phân hủy của 9 loại khẩu trang dùng một lần.

Sau khi nhúng chúng vào nước và để yên đó, Sarp và nhóm của ông đã phát hiện ra những chiếc khẩu trang đang giải phóng vào nước các hạt nhựa siêu nhỏ, đến kích cỡ nano. Nước rỉ ra từ những chiếc khẩu trang đó bây giờ giống như một loại trà độc.

Nước rỉ ra từ những chiếc khẩu trang bây giờ giống như một loại trà độc.Nước rỉ ra từ những chiếc khẩu trang bây giờ giống như một loại trà độc.

Nghiên cứu cho thấy khẩu trang dùng một lần có thể giải phóng các hạt nano silicon, các kim loại nặng như chì, cadmium, đồng, và thậm chí cả thạch tín.

Sarp nói rằng chính ông cũng phải ngạc nhiên trước nồng độ hàng trăm tới hàng nghìn hạt độc hại thoát ra từ mỗi chiếc khẩu trang chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Những hạt này theo Sarp có thể đã và đang đầu độc toàn bộ hệ sinh thái biển, chuỗi thức ăn và làm ô nhiễm nguồn nước ngọt.

Sự hiện diện của các hạt nano silic là mối quan tâm đặc biệt nhất. Silicon là vật liệu phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bởi đặc tính dễ khử trùng và dễ bảo quản. "Nhưng khi nói đến kích thước nano, đó là một câu chuyện hoàn toàn khác", Sarp nói.

Các hạt vi nhựa ở kích thước micro gây hại cho hệ sinh thái. Nhưng chúng có thể được cơ thể chúng ta, từ phổi đến hệ tiêu hóa, lọc ra một cách khá hiệu quả.

Còn các hạt ở kích thước nano nhỏ hơn micron tới 1000 lần. Dù cho bằng nhựa, silicon hay các vật liệu khác, chúng đều có thể đi xuyên qua thành tế bào. Đặc biệt, nghiên cứu gần đây về các hạt nano silic đã chỉ ra chúng có thể biến thành những quả bom nhỏ gây ung thư, khi tác động được cả vào DNA tế bào.

Hãy nhân nó với tối thiểu vài trăm hạt nano đang thoát ra từ mỗi chiếc khẩu trang, trong số 50.000 khẩu trang đang được vứt bỏ mỗi giây. Và bức tranh lúc này trở nên cực kỳ đáng sợ. "Trên cương vị vừa là một nhà khoa học vừa là một chuyên gia về môi trường, tôi nghĩ đây là một tình huống rất cấp bách", Sarp nói.

Các hạt vi nhựa ở kích thước micro gây hại cho hệ sinh thái.Các hạt vi nhựa ở kích thước micro gây hại cho hệ sinh thái.

Nỗ lực của thị trường

Trái ngược với các ông lớn trong ngành sản xuất nhựa đang ra sức thúc đẩy phong trào sử dụng khẩu trang dùng một lần, việc hạn chế và khắc phục hậu quả của nó chỉ đang được đặt lên vai một số ít nhà khoa học và những doanh nhân tiến bộ.

Ví dụ tại Vương quốc Anh, chúng ta thấy một chuỗi siêu thị, Morrisons đã hợp tác với ReWorked là một công ty tái chế đang có kế hoạch thu thập khẩu trang dùng một lần và biến chúng thành những đồ vật có ích, chẳng hạn như chậu trồng cây hay thùng rác.

Tại Canada, một dịch vụ tái chế đồ nhựa đặc biệt có tên TerraCycle đã và đang thu thập khẩu trang dùng một lần để xử lý. Tại Mỹ, một nhóm các kỹ sư tại MIT đang hợp tác trong một start-up có tên Teal Bio.

Mục đích của họ là chế tạo ra được những chiếc khẩu trang tái chế, hay nói cách khác, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần. Công ty đang nhắm đến đối tượng khách hàng là nhân viên y tế đầu tiên, và họ đang nỗ lực hoàn thiện một chiếc khẩu trang N95 như vậy cho nhân viên y tế.

Tony Casciano, Giám đốc điều hành của Teal Bio giải thích về sản phẩm của họ: "Người dùng [là nhân viên y tế] có thể khử trùng khẩu trang sau khi sử dụng bằng khăn tẩm cồn hoặc chất tẩy rửa tiêu chuẩn tại bệnh viện, và sau đó hoán đổi bộ lọc sau ca làm việc của mình".

Theo Teal Bio, một chiếc khẩu trang tái chế có thể dùng được suốt 1 năm. Các bộ lọc của nó sau đó cũng có thể phân hủy sinh học, bởi được cấu tạo phần lớn từ chất liệu Casciano gọi là "một loại len đặc biệt" được làm từ "những con cừu độc nhất".

Mặc dù Casciano không giải thích thêm về cái gọi là len đặc biệt, nhưng ý tưởng này dường như trùng với một ý tưởng có từ năm 2017. Năm đó, các nhà khoa học ở New Zealand đã lai tạo ra một con cừu đặc biệt có thể cho lông siêu mịn, lông này của nó có thể được dệt thành các bộ lọc cho khẩu trang y tế.

Giám đốc công nghệ của Teal Bio, Jason Troutner, nói rằng sản phẩm của họ có một ưu điểm vượt trội trong bối cảnh hiện tại, đó là nó thúc đẩy sự bền vững.

Troutner và Casciano tự tin rằng họ có đủ nguồn cung cấp len lọc đặc biệt để mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu nhiều đối tượng người tiêu dùng. Nhưng theo Casciano, công ty trước mắt sẽ tập trung vào thị trường mục tiêu là nhân viên y tế.

Ông cũng sẽ không tiết lộ giá bán dự kiến của chiếc khẩu trang này, chỉ nói rằng sản phẩm của Teal Bio sẽ mang lại một "khoản tiết kiệm đáng kể trên cơ sở mỗi chiếc khẩu trang có thể dùng đi dùng lại trong suốt một năm".

Như vậy, có thể thấy giải pháp này chỉ đang nằm trong một thị trường ngách, và giá của chiếc khẩu trang như vậy cũng không phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng bình dân.

Sarp, nhà khoa học người xứ Wales, cho biết nỗ lực của Teal Bio là đáng hoan nghênh. "Nhưng chúng cần được xem xét ở quy mô lớn hơn. Chúng ta đang sản xuất hàng trăm triệu chiếc khẩu trang mỗi ngày.

Một công ty đơn lẻ ở Mỹ hoặc ở Anh sẽ không thể trở thành giải pháp cho vấn đề" - đặc biệt là trong trường hợp của Teal Bio, nếu thị trường của họ chỉ là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

"Sức khỏe môi trường chính là sức khỏe con người"

Covid-19 đã gây ra không chỉ một đại dịch cho con người, mà còn để lại dấu chân của nó trên môi trường.

Biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày một nhiều trong những năm gần đây đã dạy cho con người một bài học. Đó là hạnh phúc của chúng ta thực sự dựa rất nhiều vào cách chúng ta sống hài hòa với hệ sinh thái.

Như Hocevar đã nói: "Sức khỏe môi trường chính là sức khỏe con người". Vậy nên, sẽ thật là ngây thơ nếu cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc khi căn bệnh cuối cùng trở thành một căn bệnh đặc hữu.

Covid-19 đã gây ra không chỉ một đại dịch cho con người, mà còn để lại dấu chân của nó trên môi trường. Hàng tỷ chiếc khẩu trang sử dụng một lần sẽ vẫn còn ở đó, có lẽ hàng trăm năm, hàng ngàn năm, lâu hơn chúng ta nghĩ.

Do đó, hơn lúc nào hết, bây giờ là lúc chúng ta cần hành động để giải quyết bãi rác thải lớn ấy, khắc phục những hậu quả lâu dài có thể đặt lên hệ sinh thái.

"Trên khắp thế giới hiện đã đang có những cách tiếp cận thực sự hứa hẹn. Điều chúng ta cần làm là tập hợp chúng lại với nhau. Chúng ta cần làm cho các chính phủ hiểu rằng họ phải hành động và sau đó cung cấp các nguồn lực", Sarp cho biết.

"Khi đó, chúng ta có thể hy vọng bắt đầu giải quyết vấn đề trước khi nó trở nên vượt quá tầm tay."

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn