Mẹo giữ dưa hấu tươi ngon trong suốt nửa năm mà không cần chất bảo quản

Thứ Ba, 30 Tháng Tám 202211:00 SA(Xem: 1821)
Mẹo giữ dưa hấu tươi ngon trong suốt nửa năm mà không cần chất bảo quản

Chỉ với vài bước đơn giản thôi là bạn đã có thể bảo quản trái dưa hấu của mình tới nửa năm mà không sợ hỏng.

Dưa hấu quả là thứ quả thần thánh, đủ làm mê mệt tất cả mọi người, từ người lớn đến trẻ con, từ người khó tính nhất hay xuề xòa nhất. Bởi lẽ, dưa hấu có màu đỏ đẹp mắt, lại đượm vị ngọt thanh mát, giàu vitamin bổ dưỡng nữa thì ai nỡ chối từ cơ chứ!

Nhưng đâu phải bất cứ thời gian nào trong năm, bạn cũng có thể thưởng thức trái dưa hấu ngon lành thơm mát. Bởi vậy, hãy cùng học lỏm bí kíp giữ dưa hấu nửa năm không hỏng này để có thể lưu trữ những trái dưa hấu cho riêng mình nhé!

1. Đầu tiên, chắc chắn là phải chọn quả dưa hấu thật ngon

Nhiệm vụ tiên quyết và quan trọng nhất để bạn có thể lưu trữ dưa hấu lâu tới nửa năm là phải chọn được trái ngon, không có vết nứt, dập, thối... Nếu chọn phải trái không ngon, bị nứt, dập... thì dù bạn có cố gắng đến đâu thì chúng cũng nhanh hỏng mà thôi.

Nên chọn quả dưa có kích cỡ lớn 1 chút.Không nên chọn quả dưa hấu bé quá hoặc to quá.

Cách chọn dưa hấu ngon:

  • Kiểm tra phần tiếp đất của dưa hấu: Mặt dưới của quả dưa hấu phải có màu vàng bơ đến vàng đậm. Nếu như phần tiếp xúc với đất có màu trắng thì quả dưa vẫn còn non và chưa đạt được độ chín tới. Rất có thể dưa này chín ép và được dùng thuốc kích thích, ăn nhạt mà vỏ lại dày.
  • Gõ vào dưa hấu để xem mức độ chín của quả dưa: Đây là một cách truyền thống được nhiều người sử dụng khi đi mua dưa hấu. Có nhiều thông tin mô tả về việc một quả dưa hấu chín khi gõ sẽ phát ra âm thanh như thế nào. Dưa hấu chín khi gõ vào có tiếng trong, nghe như tiếng trống hoặc tiếng gõ cửa. Nếu như tiếng đục thì có thể dưa hấu chưa chín.
  • Những đốm rám nâu: Những đốm rám nâu trên vỏ dưa hấu không phải là quả bị hỏng mà do trong quá trình ra hoa được ong thụ phấn nhiều lần. Điều đó chứng tỏ dưa càng ngọt.
  • Dựa vào kích thước quả dưa hấu: Không nên chọn quả dưa hấu bé quá cũng không nên lấy quả to quá, nên mua quả có kích thước trung bình, khoảng từ 1,5 - 3kg.
  • Dựa vào cuống quả dưa hấu: Khi mua dưa hấu, bạn nên chọn những quả có cuống đã héo nâu lại thì quả dưa đó ngọt và chín. Nếu phần cuống còn quá xanh và to thì quả dưa đó non, màu không đủ đỏ và còn nhạt nữa. Dưa mới hái thì cuống vẫn còn xanh, đợi vài ngày dưa xuống nước, khi ấy vỏ mỏng hơn, cuống héo thì chất dưa cũng ngọt và ăn ngon hơn.
  • Dựa vào phần sọc dưa trên vỏ: Quả dưa chín và ngon thường có phần sọc to và mở rộng. Dưa chưa đạt chất lượng thì sọc thường nhỏ.
  • Nhìn vào rốn quả dưa hấu: Nhìn vào phần rốn quả dưa hấu, nếu phần này to thì vỏ dày và nhiều hạt, không ngọt. Cũng lõm vào trong nhưng phần rốn quả nhỏ thì vỏ mỏng và nhiều nước, ngọt hơn.
  • Phân biệt dáng quả: Hình dạng quả dưa hấu được quyết định bởi giống dưa. Nhiều người thường dựa vào mẹo phân biệt dưa hấu đực và cái bằng dáng quả tròn và dài. Tuy nhiên có những giống dưa chỉ cho quả thuôn dài thì điều này lại không áp dụng được. Tuy nhiên, ở các giống dưa hấu thông thường, dưa hấu thuôn dài sẽ cho nhiều nước hơn, ngọt hơn sau đó đến loại quả tròn.

2. Tạo một lớp bảo vệ "vững chắc" cho quả dưa

Phương pháp bảo quản dưa mà chúng tớ muốn chia sẻ ở đây được phát triển đầu tiên ở Ấn Độ. Đó là phủ một lớp dầu parafin hay sáp lên quả dưa để tránh tác động từ môi trường bên ngoài và cân bằng độ ẩm trong trái dưa.

Lớp bảo vệ được làm theo cách sau:

  • Lau kĩ quả dưa hấu với một miếng vải khô, bạn không cần phải rửa dưa trước đó đâu nhé!
  • Đun chảy dầu parafin (nguyên liệu trong sáp nến) hoặc sáp nến! Chú ý dùng loại nến không màu, không mùi và loại bỏ bấc nến nha.
  • Để nguội dung dịch trên khoảng 10 phút, sau đó đổ đều lên bề mặt của dưa hấu. Bạn đổ sao cho kín toàn bộ bề mặt dưa hấu và lớp sáp này dày khoảng 0,5cm nhé!
  • Giờ thì chờ cho phần sáp này nguội và cứng lại.

Phương pháp này phủ một lớp dầu parafin hay sáp lên quả dưa lần đầu tiên được phát triển ở Ấn Độ.Phương pháp này phủ một lớp dầu parafin hay sáp lên quả dưa lần đầu tiên được phát triển ở Ấn Độ.

3. Lưu trữ và bảo quản dưa

Sau khi phần sáp bao quanh dưa cứng lại, bạn đặt quả dưa vào một chiếc hộp chứa đầy rơm rạ hay lót báo xung quanh hộp và để ở nơi khô ráo, không cạnh lò sưởi, bếp, không có ánh sáng Mặt trời chiếu vào nhé!

Đặt quả dưa vào một chiếc thùng có lót rơm, rạ.Đặt quả dưa vào một chiếc thùng có lót rơm, rạ.

Thỉnh thoảng, bạn có thể kiểm tra bề mặt dưa hấu để đảm bảo xem có dấu hiệu nứt nào ở phần sáp bao quanh không.

Khi muốn ăn, bạn chỉ cần loại bỏ phần bao phủ bên ngoài, rửa sạch và bổ ra ăn như bình thường.Khi muốn ăn, bạn chỉ cần loại bỏ phần bao phủ bên ngoài, rửa sạch và bổ ra ăn như bình thường.

Đến khi có nhu cầu thưởng thức dưa, bạn chỉ cần loại bỏ phần sáp bao phủ ngoài, rửa sạch dưa và tận hưởng vị ngon ngọt của dưa rồi đấy!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn