Tại sao da môi lại không giống với các vùng da khác?

Thứ Bảy, 25 Tháng Sáu 20225:00 SA(Xem: 1671)
Tại sao da môi lại không giống với các vùng da khác?

Môi là một trong những điểm gợi cảm và quyến rũ nhất của cơ thể con người. Không chỉ là một điểm nổi bật trên gương mặt, đôi môi còn có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó, đôi môi của bạn biến mất. Làm cách nào bạn có thể ăn để tồn tại? Làm sao có thể mỉm cười, trò chuyện để tạo mối quan hệ. Cuộc sống chắc chắn sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Đôi môi không những là biểu tượng của cái đẹp, mà còn là phương tiện đắc lực giúp bạn thể hiện những cảm xúc của mình, và đôi khi chúng còn giúp bạn thỏa mãn cơn thịnh nộ một cách khá nhanh chóng.

Đôi môi quen thuộc là vậy, nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao màu da của môi lại khác với màu của các vùng da khác không? Tại sao chúng lại mang sắc đỏ? Tại sao chúng lại mềm mại đến vậy? Tại sao chúng lại là nơi để trao những nụ hôn? Hãy cùng Science ABC tìm hiểu sâu hơn về đôi môi của chúng ta nhé.

Tại sao vùng da ở môi lại mang sắc đỏ?
Tại sao vùng da ở môi lại mang sắc đỏ?

Tại sao môi lại mang sắc đỏ?

Da của đôi môi không giống các phần da còn lại của cơ thể chúng ta. Điều này có thể giải thích do chúng mỏng hơn các vùng da khác. Da thường được cấu tạo từ ba lớp tách biệt: Biểu bì, trung bì và hạ bì. Biểu bì chính là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, chúng bao gồm các tế bào đã chết, do đó có chức năng bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn và giúp tránh mất các chất lỏng cần thiết.

Phần cấu trúc chính của lớp trung bì là sợi collagen, sợi đàn hồi và các mô liên kết - giúp cho làn da khỏe mạnh, linh hoạt, và giúp mang lại sự trẻ trung cho chúng ta. Lớp trung bì đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài cũng như nuôi dưỡng lớp da ở ngoài cùng. Lớp hạ bì ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể. Và Melanocyte - các tế bào tạo ra melanin (nhân tố tạo nên màu da của chúng ta khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời) - được các nhà nghiên cứu tìm thấy trong lớp biểu bì.

Tuy nhiên, phần da môi không có Melanocyte, do đó cũng không có melanin để tạo sắc tố da. Hơn nữa, môi lại là vùng có nhiều mạch máu, cùng với lớp biểu bì của da môi cực kỳ mỏng, do đó sắc đỏ của các mạch máu thể hiện rất rõ. Đó là lý do khiến màu đỏ tươi của máu được chuyển hóa thành màu đỏ hồng của môi chúng ta (màu của các mạch máu khi đi qua ba lớp cầu tạo thành phần của môi).

Cấu tạo vùng da môi.
Cấu tạo vùng da môi.

Tại sao môi lại mềm mại?

Lớp biểu bì, đúng với chức năng bảo vệ của mình như đã nêu ở trên, là phần cứng nhất trong ba thành phần cấu tạo nên môi. Và như đã đề cập, phần biểu vì ở vùng da môi rất mỏng, do đó rõ ràng rằng da môi sẽ mềm hơn các phần da khác có lớp biểu bì dày.

Thêm nữa, phần da môi không có nang lông. Nang lông có ở tất cả các vùng da của cơ thể, ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nang lông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự hoàn thiện của cơ thể và góp phần tạo nên "độ cứng" của da. Và như đã nói, vì da môi không có nang lông, cho nên dĩ nhiên chúng sẽ mềm mại hơn và cũng dễ bị tổn thương hơn các vùng da khác.

Một yếu tố khác khiến môi dễ bị tổn thương chính là thiếu các tuyến bã nhờn. Đây chính là thành phần giúp giữ ẩm cho da, nhưng môi lại không có. Nguồn cung cấp ẩm duy nhất của da môi là nước bọt. Và đó cũng chính là lý do tại sao chúng ta hay bị nẻ môi mỗi khi thời tiết khô hanh và chúng không được giữ ẩm cẩn thận và đầy đủ.

Tại sao chúng ta thường sử dụng môi để hôn? Và tại sao những nụ hôn môi lại ngọt ngào?

Hôn môi
Với lớp biểu bì mỏng, những tác động lên bờ môi của con người sẽ dễ dàng mang lại cho chúng ta những cảm xúc mạnh mẽ.

Cũng giống như đầu các ngón tay, môi cũng sở hữu lượng dây thần kinh nhiều hơn các vùng khác của cơ thể. Cộng với việc sở hữu lớp biểu bì mỏng manh, thì những tác động lên bờ môi của con người sẽ dễ dàng mang lại cho chúng ta những cảm xúc mạnh mẽ. Bởi vậy, khi thể hiện tình yêu thương với một ai đó, con người thường dùng môi để hôn, cũng là cách cho đối phương cảm nhận rõ ràng hơn tình cảm của mình. Và khi nhận được nụ hôn của người khác vào môi, chính sự mỏng manh của da môi và những dây thần kinh dày đặc khiến bạn có những cảm xúc thăng hoa ngọt ngào.

Môi là một điều kỳ diệu trên cơ thể con người. Màu môi của con người tách biệt hẳn với các vùng da còn lại là có hình dáng rõ ràng. Hình dáng của môi được bao quanh bởi viền môi – cùng là ranh rời phân tách môi với các vùng da khác. Môi của các loài vật thường không có sự khác biệt với các vùng da khác như vậy. Có thể thấy làn môi của chúng ta đã tiến hóa để phù hợp với cuộc sống ngày càng hiện đại. Nhưng không ai có thể chắc chắn về nguyên nhân của sự tiến hóa đặc biệt này. Và đây vẫn là một bí ẩn đang cần được tìm hiểu thêm
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn