Tại sao khi rút, lính bắn tỉa có thể vứt súng nhưng phải giữ kính ngắm?

Chủ Nhật, 15 Tháng Năm 20221:00 SA(Xem: 2212)
Tại sao khi rút, lính bắn tỉa có thể vứt súng nhưng phải giữ kính ngắm?

Nhiều người có thể nghĩ rằng kính ngắm khi rời khỏi súng thì không có tác dụng gì, vậy mang nó theo làm gì? Giữ súng trong tay còn có thể diệt địch phòng thân, chẳng phải sẽ tốt hơn sao? Nhưng thực ra kính ngắm của súng bắn tỉa giống như kính viễn vọng, có thể khuếch đại mục tiêu. Khi lính bắn tỉa rút lui, thường thường có thể sẽ gặp những con đường không quen thuộc, có kính ngắm thì họ có thể quan sát tình hình con đường phía trước ở cự ly rất xa. Đồng thời họ cũng có thể dùng nó để quan sát động tĩnh của quân địch, tránh việc nhắm mắt chạy bừa.

Có thể nói rằng khi chạy trốn, kính ngắm là con mắt thứ ba của lính bắn tỉa. Ngoài điều đó ra, mỗi lính bắn tỉa lại có một thói quen riêng nên tiêu chuẩn của kính ngắm cũng có phương thức riêng của từng người. Do vậy mang theo kính ngắm bên người cũng là để không phải dùng kính ngắm mới không quen thuộc.

Kính ngắm của súng bắn tỉa giống như kính viễn vọng, có thể khuếch đại mục tiêu.
Kính ngắm của súng bắn tỉa giống như kính viễn vọng, có thể khuếch đại mục tiêu.

Quân nhân tối kỵ đánh mất vũ khí nhưng lính bắn tỉa lại có thể bỏ súng là bởi vì các súng bắn tỉa thường có kích thước lớn, mang theo bên người khi rút chạy không tiện, chỉ giữ lại kính ngắm thì có thể chạy nhanh hơn. Mặt khác súng bắn tỉa mà mất kính ngắm thì không khác gì mù mắt, không hơn gì khẩu súng trường phổ thông. Cho nên cũng không sợ rơi vào tay quân địch. Trên chiến trường nhiều thay đổi diễn ra trong chớp mắt, khi ở thời điểm nguy hiểm cần giữ điềm tĩnh, làm lính bắn tỉa càng cần điềm tĩnh. Việc bỏ súng chỉ giữ lại kính, thực ra bản chất cũng chỉ nhằm giảm thiểu thương vong.

Điều đáng chú ý là sự phát triển của khoa học hiện đại đã khiến nhiều loại vũ khí gia tăng uy lực nhưng lính bắn tỉa thì vẫn không thể thiếu trong tác chiến. Bởi vì có một số nhiệm vụ quan trọng không cần phải phá hoại quy mô lớn, chỉ cần tấn công chính xác, chẳng hạn như việc ám sát. Một lính bắn tỉa ưu tú trong chiến tranh không chỉ phải nhận nhiệm vụ tiêu diệt mà trong một số hoàn cảnh phức tạp còn phải làm nhiệm vụ trinh sát, có thể nói là phát huy tác dụng rất lớn.

Thường thường thì lính bắn tỉa tác chiến bí mật, trong các tình huống thông thường họ sẽ đi cùng một người chuyên quan sát nhưng trong một số tình huống thì họ đơn độc chiến đấu. Lính bắn tỉa ẩn nấp trong chỗ kín rồi nổ súng giết người ở cự ly hàng trăm mét. Tất nhiên cũng có khi lính bắn tỉa bị phát hiện, lúc đó cần lập tức rút đi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn