'Máy bay ngày tận thế' chống hạt nhân của Mỹ được phát hiện bay huấn luyện ở Nebraska

Thứ Ba, 22 Tháng Ba 20227:00 CH(Xem: 1766)
'Máy bay ngày tận thế' chống hạt nhân của Mỹ được phát hiện bay huấn luyện ở Nebraska
“Máy bay ngày tận thế” là máy bay được xây dựng như một sở chỉ huy bay trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Nó được phát hiện bay huấn luyện ngày 28/2 ngay sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
'Máy bay ngày tận thế' chống hạt nhân của Mỹ được phát hiện bay huấn luyện ở Nebraska ảnh 1

"Máy bay tận thế" không có cửa sổ

"Máy bay ngày tận thế" có khả năng chống bom hạt nhân của Không quân Mỹ đã lên bầu trời để thực hiện một nhiệm vụ huấn luyện ngắn vào ngày 28/2, ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ đặt các lực lượng hạt nhân của nước này trong tình trạng báo động cao.

Trang tin iNews của Anh đưa tin, ”máy bay ngày tận thế”, chiếc Boeing 747 đã được sửa đổi có tên là Boeing E-4B, cất cánh từ căn cứ của Không quân Mỹ ở Nebraska, sau đó hoàn thành chuyến bay kéo dài 4,5 giờ về phía Chicago và quay trở lại trước khi hạ cánh. Trong cuộc xuất kích ngắn ngủi này, máy bay được cho là đã đi cùng với một số máy bay phản lực cảnh báo sớm được sử dụng để theo dõi tên lửa đạn đạo.

E-4B là một phần của phi đội máy bay Nightwatch được quân đội Mỹ duy trì từ những năm 1970. Mục đích của máy bay là phục vụ như một trụ sở chỉ huy di động cho các quân nhân hàng đầu trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Máy bay này có một số tính năng an toàn mà bạn có thể sẽ không thấy trên một chiếc 747 thương mại. Chiếc máy bay này trị giá 200 triệu USD được trang bị thiết bị tương tự cổ xưa, thay vì thiết bị kỹ thuật số hiện đại, cho phép nó tiếp tục hoạt động ngay cả khi tiếp xúc với xung điện từ một vụ nổ hạt nhân.

Chiếc máy bay này gần như hoàn toàn không có cửa sổ, cũng được trang bị lớp che chắn đặc biệt để bảo vệ hành khách và phi hành đoàn khỏi tác động nhiệt của chiến tranh hạt nhân. Một vết lồi đặc biệt trên đầu máy bay, được gọi là "radome", chứa hơn 65 đĩa vệ tinh và ăng-ten, cho phép E-4B liên lạc với tàu, tàu ngầm, máy bay và điện thoại cố định ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Ít nhất một chiếc E-4B luôn sẵn sàng và phi đội thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng thường xuyên.

Không rõ liệu nhiệm vụ hôm 28/2 vừa qua có phải là một phản ứng trực tiếp với lệnh của ông Putin khi lực lượng tên lửa hạt nhân của Nga được đặt vào nhiệm vụ chiến đấu "tăng cường" hay không.

Theo iNews, Chính phủ Mỹ cho biết nước này sẽ không thay đổi thái độ hạt nhân của mình và Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh trong một cuộc họp báo rằng, người Mỹ không có lý do gì để lo sợ về một cuộc chiến tranh hạt nhân với Nga.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn