Ai là người được cứu đầu tiên khi máy bay gặp sự cố

Thứ Ba, 16 Tháng Mười Một 20213:00 CH(Xem: 3474)
Ai là người được cứu đầu tiên khi máy bay gặp sự cố

Trẻ em sẽ được cứu và đưa xuống mặt đất trước, cơ trưởng luôn là người cuối cùng rời đi.

"Tất nhiên là trẻ con, chúng tôi sẽ luôn tìm cách để đưa bọn trẻ rời máy bay đầu tiên", một tiếp viên nói. Số khác nói rằng, khi gặp trường hợp khẩn cấp, mục tiêu của họ là sơ tán khách nhanh nhất, cứu được nhiều khách nhất, thay vì một đối tượng cụ thể. Và cơ trưởng luôn là người rời đi cuối cùng vì họ là người chịu trách nhiệm cả chuyến bay.

Người được tiếp viên cứu đầu tiên khi máy bay gặp sự cố

Các tiếp viên được huấn luyện để cứu hộ khi máy bay gặp sự cố. Video: YouTube

Trên thực tế, công việc chính của một tiếp viên là giữ an toàn cho hành khách, sau đó mới đến các việc khác như phục vụ đồ ăn, nước uống... Và họ được đào tạo chuyên sâu cho mọi trường hợp khẩn cấp. Khi máy bay xảy ra sự cố, các tiếp viên luôn biết chính xác phải làm gì, theo Bussiness Insider.

Để có thể biết những gì cần làm, các tiếp viên buộc phải hoàn thành các khóa đào tạo chuyên sâu. Hiện nay, các sự cố hiếm khi xảy ra vì máy bay hiện vẫn là phương tiện giao thông công cộng an toàn nhất. Nhưng dù hiếm, nó vẫn xảy ra. Một ví dụ là sự cố nổ động cơ giữa không trung của hãng Southwest Airlines hồi tháng 4/2018. Phi hành đoàn trên chuyến bay hôm đó đã được ca ngợi vì cách xử lý tình huống tốt khi hạ cánh khẩn cấp.

Phi công nổi tiếng Patrick Smith, người điều hành blog chuyên về hàng không AskThePilot đã viết: "Tổ bay đã hoàn thành công việc của họ ngày hôm đó một cách xuất sắc. Điều đó có nghĩa là họ đã làm chính xác những gì được đào tạo, những gì cần phải làm và những gì dự kiến làm".

"Hành khách thường nghĩ chúng tôi xuất hiện trên máy bay là để phục vụ đồ ăn uống và thể hiện thái độ hòa nhã. Chúng tôi được trang bị đầy đủ mọi thứ để giữ cho bạn và những người thân yêu của bạn an toàn trong trường hợp khẩn cấp", Riley, một tiếp viên hàng không với nhiều năm kinh nghiệm, chia sẻ.

"Công việc của chúng tôi rất nguy hiểm, đòi hỏi sức khỏe và trách nhiệm lớn đối sự an toàn của hành khách", một tiếp viên có hơn 23 năm kinh nghiệm nói.

Công việc của tiếp viên hàng không được đánh giá là không hề dễ dàng, khi phải đảm bảo an toàn và đối phó với những vị khách say xỉn, hung hãn... Dù gặp bất kỳ khó khăn nào, họ vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ với những nụ cười. Và việc họ đi lại dọc cabin máy bay là để quan sát và đảm bảo an toàn cho hành khách, không đơn giản là đi dạo. Vì vậy, điều mà các tiếp viên mong muốn nhận được từ hành khách là thái độ hợp tác, lịch sự và tôn trọng.

Việc trở thành một tiếp viên không hề dễ dàng. Trong một báo cáo từ hãng Delta Airlines, 150.000 người nộp đơn ứng tuyển, chỉ có 1% được nhận, trong khi tỷ lệ này ở đại học Harvard năm 2021 là 5,2%. Nhìn vào số liệu, nhiều người đã hài hước nói rằng trở thành tiếp viên còn khó hơn đỗ Harvard, trường đại học hàng đầu thế giới.

Anh Minh (Theo NYP, BI)

Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 18 Tháng Mười Một 20215:34 CH
Khách
Tôi thật tình không hiễu tại sao chúng ta thường viết hoài, viết nhiều và không tiếc nặng lời với Việt Cọng, nhưng cùng lúc lại dùng tiếng nói cũa Việt Cọng như "Sự Cố", "Xuống Cấp" v.v.......Tiếng nói cũa chúng ta, học từ khi mới ra đời, lúc còn bú sữa mẹ, bập bẹ và chưa hiễu rõ ràng, nhưng mang tính cách Tiềm Thức.
Lớn lên, có những từ như "Sức Mấy, hiễu là gì, nhưng không giãi thích tường tận được, và nghe vui vui. Trái lãi, khi nghe "Xuống cấp" chúng ta cũng hiễu được là gì nhưng sao lại không thấy "Lạ Tai" ! . Như vậy, sao chúng ta lại nặng lời với ai đó hơi có vẽ 'Hòa Giãi, Hòa Hôp" với Việt Cọng!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn