Vì sao muối hồng Himalaya lại có giá đắt đỏ gấp 20 lần muối thường?

Thứ Tư, 15 Tháng Chín 20219:00 SA(Xem: 2390)
Vì sao muối hồng Himalaya lại có giá đắt đỏ gấp 20 lần muối thường?
muoi-hong-himalaya

Có màu hồng hấp dẫn và chứa khoáng chất chỉ cao hơn muối thường một chút, nhưng giá của muối hồng Himalaya lại đắt đỏ hơn gấp 20 lần.

Muối đá hồng Himalaya được khai thác tại các khu mỏ ở Pakistan. Chúng vốn là loại muối được kết tinh dưới đáy biển từ 200 triệu đến 500 triệu năm trước.

Một trong những mỏ muối hồng nổi tiếng nhất phải kể tới Khewra thuộc vùng Punjab, Pakistan. Đây cũng là mỏ muối lớn thứ hai trên thế giới, được quân đoàn của Alexander Đại đế phát hiện ra khoảng năm 320 Trước công nguyên. Ngày nay, nơi này thu hút tới gần 300.000 lượt khách tham quan mỗi năm.

Cận cảnh những phiến muối hồng được chia nhỏ
Cận cảnh những phiến muối hồng được chia nhỏ

Theo chia sẻ của Business Insider, 100 gram muối hồng có thể đắt gấp 20 lần so với muối ăn bình thường dù chỉ chứa khoáng chất cao hơn một chút.

Lý giải tại sao chúng lại đắt đỏ đến thế, người ta tin rằng loại muối này có thể chữa bách bệnh, từ giảm béo, giúp ngăn quán trình lão hóa, điều hòa giấc ngủ cho tới thậm chí tăng ham muốn tình dục cải thiện đời sống vợ chồng.

Các mỏ muối hồng tập trung nhiều ở Pakistan thuộc chân dãy Himalaya
Các mỏ muối hồng tập trung nhiều ở Pakistan thuộc chân dãy Himalaya.

Để tìm hiểu sự khác biệt của muối Himalaya, chúng ta cần tìm hiểu quy trình khai thác các loại muối.

Đầu tiên nói về muối thông thường, người ta sẽ khoan sâu xuống thềm biển, đẩy nước lên đê lấy muối tinh. Do phải tinh chế nên các loại muối mất hết khoáng chất như magie hay kali. Muối biển sẽ kết tinh bằng cách dùng mặt trời hay lò đốt làm bay hơi nước biển. Khác với muối tinh, nó giữ lại toàn bộ khoáng chất mà không qua xử lý hóa học.

Trong khi đó, các mỏ muối hồng thường nằm ở độ sâu hàng trăm mét dưới lòng đất. Muốn tiếp cận chúng, người ta phải đào các mỏ có độ sâu tương đương. Hiện phần lớn mỏ muối đá hồng tập trung ở Pakistan thuộc chân dãy Himalaya.

Tại mỏ khai thác, công nhân sẽ dùng máy khoan cỡ lớn, xuyên qua đá muối, phá vỡ kết cấu để chia chúng thành những khối nhỏ hơn rồi vận chuyển lên mặt đất.

Loại muối này có giá cao hơn muối thường tới 20 lần.

Mỏ Khewra ở vùng Punjab sản xuất hơn 35.000 tấn muối mỗi năm. Muối Himalaya nguyên chất có giá 10 USD/kg nhưng các thành phần của nó đắt hơn nhiều. Chúng chứa tới 84 khoáng chất và nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe, bao gồm kali, magie, stronti, molypden… Cũng nhờ đó, chúng có màu hồng đặc trưng.

Tuy vậy, khoáng chất chỉ chiếm khoảng 2% nhưng nó vẫn được giới thiệu là loại muối cao cấp. Tới năm 2020, mức tiêu thụ của loại muối này được dự báo lên tới 14,1 tỉ USD. Và dù thực tế của công dụng đến đâu, nhưng hiện tại loại muối này vẫn đang được người tiêu dùng khắp thế giới ưa chuộng.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn