Phát hiện nhóm người bí ẩn đầu phẳng, răng to, không có cằm từng sinh sống ở Israel

Thứ Hai, 05 Tháng Bảy 20211:00 SA(Xem: 2100)
Phát hiện nhóm người bí ẩn đầu phẳng, răng to, không có cằm từng sinh sống ở Israel
Các nhà nghiên cứu phát hiện xương hóa thạch thuộc về nhóm người cổ đại chưa từng được biết đến có đầu phẳng, răng to, không có cằm.
Phát hiện nhóm người bí ẩn đầu phẳng, răng to, không có cằm từng sinh sống ở Israel

Nhóm nghiên cứu phát hiện nhiều mảnh sọ và xương hàm trong một khu vực khảo cổ gần Nesher Ramla, gần thành phố Ramla, Israel. Nhóm người tiền sử xuất hiện cách dây 400.000 năm, có khả năng lai với người Homo sapiens (tổ tiên của loài người).

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv và Đại học Hebrew của Jerusalem xác định niên đại của hài cốt vào khoảng 140.000–120.000 năm trước.

Hình thái của nhóm người phát hiện tại Nesher Ramla khác biệt rõ rệt so với người hiện đại. Họ có răng to, có cấu trúc hộp sọ nhưng không có cằm. Họ có đặc điểm chung với người Neanderthal, đặc biệt là răng và hàm trong khi hộp sọ khá giống với những mẫu vật Homo cổ xưa khác.

Nhóm nghiên cứu tin rằng các cá thể sống ở khu vực Nesher Ramla này có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của con người.

Các chuyên gia nghi ngờ rằng người Nesher Ramla là nguồn gốc mà từ đó nhiều người thuộc thế kỷ Pleistocen giữa đã phát triển, trong đó bao gồm cả người Neanderthal 'châu Âu'.

Nhà sinh học Israel Hershkovitz, tác giả nghiên cứu, Đại học Tel Aviv của Israel cho biết: “Việc phát hiện ra một loại Homo mới có tầm quan trọng lớn về mặt khoa học. Điều này giúp chúng tôi hiểu được ý nghĩa mới về các hóa thạch người từng tìm thấy trước đây, thêm một mảnh ghép khác về sự tiến hóa của loài người, hiểu thêm về quá trình di cư của con người".

 

Do các hóa thạch cổ nhất của người Neanderthal được tìm thấy ở châu Âu, nhiều nhà khoa học cho rằng nhóm người có nguồn gốc từ châu Âu. Israel Hershkovitz giải thích rằng lý thuyết thịnh hành cho rằng các nhóm nhỏ người Neanderthal buộc phải di cư về phía nam để thoát khỏi những sông băng.

Tuy nhiên, hóa thạch của nhóm người mới ở Nesher Ramla, lại cổ hơn so với hóa thạch của người Neanderthal cùng thời ở châu Âu  và người Homo sapiens ở Levant, Tây Á.

Gerhard Webe, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết châu Âu không phải là nơi duy nhất phát hiện người Neanderthal sinh sống, họ thỉnh thoảng lan sang Tây Á.

Đào sâu xuống khoảng 8 mét, các nhà nghiên cứu tìm thấy một lượng lớn xương động vật bao gồm ngựa, hươu hoang dã và các công cụ bằng đá. Những phát hiện khảo cổ cho thấy người Nesher Ramla sở hữu 'công nghệ' sản xuất công cụ bằng đá tiên tiến, có thể tương tác với người Homo sapiens địa phương.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn