6 nghịch lý kinh điển siêu đau đầu, nhưng đảm bảo sẽ giúp bạn rèn luyện não bộ cực kỳ đỉnh cao

Thứ Ba, 29 Tháng Sáu 20217:00 CH(Xem: 4204)
6 nghịch lý kinh điển siêu đau đầu, nhưng đảm bảo sẽ giúp bạn rèn luyện não bộ cực kỳ đỉnh cao

Bạn biết không, tư duy logic là một phương pháp luyện tập cực tốt cho kỹ năng giải quyết vấn đề của mỗi chúng ta. Nó giúp bạn có thể tìm ra giải pháp tốt nhất cho từng vấn đề, và mang lại kết quả tối ưu.

Nhưng đặc biệt, trên đời còn tồn tại khái niệm mang tên “nghịch lý” – là những tình huống tiến thoái lưỡng nan, đòi hỏi phải tư duy nhiều hơn thế. Và kết quả mang lại thậm chí còn tốt hơn rất nhiều.

Dưới đây là một số nghịch lý kinh điển, và hãy thử xem bạn có hiểu được không nhé.

1. Nghịch lý “Con quạ đen”

Nghịch lý con quạ đen

Hay còn gọi là “Nghịch lý Hempel”, đặt theo tên người chứng minh ra nó là nhà triết học Carl Hempel.

Ý tưởng của Hempel là khi các sự kiện trùng hợp diễn ra quá nhiều lần, độ tin cậy của lý thuyết sẽ trở nên tăng lên. Để lấy ví dụ, ông đưa ra một mệnh đề: “Toàn bộ quạ trên đời đều màu đen.”

Bỏ qua việc thực tế có cả quạ trắng, nhưng vì số lượng của chúng rất hiếm, bạn có thể kiểm tra hàng triệu con quạ vẫn thấy chúng có màu đen, và rồi sẽ tin rằng nhận định trên là đúng. Rồi khi nhìn vào một quả táo, vì nó không có màu đen nên cũng không phải quạ, và nhờ vậy nhận định “quạ màu đen” cũng được củng cố mạnh mẽ hơn.

2. Nghịch lý Epimenides

Nghịch lý Epimenides

Trên đảo Crete thời Hy Lạp cổ đại, có một người đàn ông tên Epimenides của vùng Knossos. Ông có phát ngôn như sau: “Mọi dân đảo Crete đều nói dối”.

Chỉ là câu nói rất đơn giản thôi, nhưng bản thân nó lại tồn tại một nghịch lý. Nếu nhận định ấy là đúng, thì bản thân Epimenides cũng không thể nói thật vì cũng là dân đảo. Mặt khác trong trường hợp mọi dân đảo chỉ nói thật, nghĩa là Epimenides đã nói dối, nhưng vì là dân đảo nên ông không thể nói dối được. Vậy tóm lại, ông nói thật hay nói dối đây? Nghịch lý nằm ở chỗ đó.

3. Nghịch lý Abilene: Khi chúng ta buộc phải làm những điều mình không muốn

Đây là một nghịch lý dạng xã hội, do giáo sư Jerry B. Harvey đưa ra, với ví dụ là một gia đình gồm 2 vợ chồng và bố mẹ vợ chuẩn bị đi dã ngoại.

Ông bố vợ đề xuất làm một chuyến đi tới Abilene – một thị trấn nằm cách nơi ở của họ khoảng 80 cây số. Người vợ (con gái ông) không hứng thú lắm vì cho rằng đó là một ngày nóng bức, nhưng cô không nói ra mà chỉ tỏ ý đồng tính. Dẫu vậy, trong thâm tâm, cô đã nghĩ không ai hưởng ứng với chuyện ở nhà. Còn người chồng (con rể) thì mặc định rằng mẹ vợ muốn đi. Và thế là họ quyết định lên đường.

Nghịch lý Abilene

Đúng như người vợ dự đoán, chuyến đi thực sự là một thảm họa. Quãng đường quá dài, thời tiết quá nóng, đồ ăn trong quán cafe dừng chân thì dở tệ, nên họ quyết định quay về sau khi đi được vài giờ.

Trên đường quay lại, người vợ nhận xét một cách khá… châm biếm, rằng ý tưởng đến Abilene có vẻ không ổn lắm. Người chồng đáp lại, anh chỉ đồng ý vì nghĩ mẹ vợ muốn đi, trong khi bà chưa nhận xét bất kỳ điều gì. Còn bố chồng, ông cho biết mình chỉ đưa ra gợi ý vì nhìn mọi người có vẻ đang buồn chán.

Vậy tóm lại, chẳng ai trong cả gia đình này thực sự muốn đi, vậy tại sao họ lại quyết định lên đường? Đó là một nghịch lý thực sự tồn tại theo lời giải thích của Harvey. Nghịch lý này có thể khiến chúng ta làm những việc trái với mong muốn của bản thân.

4. Nghịch lý ông nội (Grandfather paradox)

Nghịch lý ông nội

Các fan về đề tài “du hành thời gian” hẳn sẽ rất quen thuộc với nghịch lý này. Nó được đưa ra vào năm 1944 bởi René Barjavel, một tác giả viết truyện viễn tưởng. Ý tưởng ở đây là một người đàn ông (tạm gọi là A) trở về quá khứ và vô tình làm chính ông nội của mình thiệt mạng.

Vì đã thiệt mạng, ông nội của A sẽ không thể kết hôn và sinh ra bố A, và từ đó A không thể ra đời. Nhưng nếu A không ra đời, ai sẽ là người quay về quá khứ để gây ra thảm kịch? Nghĩa là ông nội A sẽ không chết, và câu chuyện cứ tiếp tục như vậy thành một vòng lặp không hồi kết.

Đó là một trong những nghịch lý liên quan đến du hành thời gian mà các nhà khoa học không thể giải thích được. Bởi vậy mà sau này, lý thuyết về các vũ trụ song song (nền tảng của du hành thời gian trong vũ trụ điện ảnh của Marvel) được cho là hợp lý hơn, dù vẫn chỉ là lý thuyết mà thôi.

5. Nghịch lý sinh đôi

Nghịch lý sinh đôi

Đây là một trong những nghịch lý do thiên tài Albert Einstein đưa ra để giải thích Thuyết tương đối của ông. Theo đó, thời gian không phải là đại lượng bất biến, mà phụ thuộc vào góc nhìn và sự di chuyển của người quan sát.

Nền tảng của nghịch lý là câu chuyện về một cặp sinh đôi. 1 người là nhà du hành vũ trụ, di chuyển qua các thiên hà với tốc độ cực nhanh. Người còn lại ở Trái đất, trong vòng 20 năm.

Kết quả, người ở lại Trái đất sẽ lão hóa nhanh hơn vì hiện tượng giãn nở thời gian. Người anh em song sinh trên vũ trụ khi trở về sẽ trẻ hơn rất nhiều vì di chuyển với tốc độ nhanh, khiến thời gian đi theo cũng nhanh hơn. Điều này có nghĩa, thời gian chỉ là một đại lượng tương đối mà thôi.

6. Con thuyền của Theseus

Trong thần thoại Hy Lạp có giai thoại về Theseus, với chuyến đi từ đảo Crete về Athens trên 1 con thuyền có 30 mái chèo cùng một vài thanh niên trẻ. Con thuyền đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn trong tình trạng tốt, bởi mỗi khi nó bị vỡ hay thủng thì đều được sửa chữa, thay thế bộ phận rất nhanh.

Tuy nhiên chính điều này lại khiến các nhà triết học đặt ra câu hỏi, rằng nếu mọi bộ phận của con tàu được thay thế thì nó có thực sự là nguyên bản không?. Và nếu mọi phần vỡ ra của con tàu gốc được ghép lại, thì đâu mới thực sự là tàu của Theseus: con tàu đã được sửa chữa, hay con tàu ghép lại từ các mảnh vỡ gốc?

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn