Mặt dây chuyền vàng khắc hình thần Bắc Âu

Thứ Sáu, 21 Tháng Năm 20213:00 SA(Xem: 2034)
Mặt dây chuyền vàng khắc hình thần Bắc Âu

Vào thế kỷ 6, những cá nhân thuộc tầng lớp quý tộc ở đông nam Na Uy chôn 7 mặt dây chuyền bằng vàng trên cánh đồng để hiến tế các vị thần.

Hình khắc trên mặt dây chuyền bằng vàng. Ảnh: Elin Storbekk.

Hình khắc trên mặt dây chuyền bằng vàng. Ảnh: Elin Storbekk.

Các mặt dây chuyền gọi là bracteate có những vị thần Bắc Âu và động vật cách điệu. Một thợ dò kim loại và nhóm nhà khảo cổ đến từ hạt Viken phát hiện 4 mặt dây chuyền ở vùng Råde năm 2019. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Đại học Oslo tìm thấy thêm 3 mặt dây chuyền khác trong lúc tiến hành khai quật tại khu vực năm 2020. Chỉ có một mặt dây chuyền tương tự được khai quật ở Na Uy trong 70 năm qua.

Tính đến nay, giới nghiên cứu đã tìm thấy khoảng 900 mặt dây chuyền, 160 hiện vật trong số đó nằm ở Na Uy. Đây là đồ tạo tác đặc trưng ở Scandinavia, dù một số xuất hiện ở Đức và Anh, có thể thông qua nhập khẩu vào các nước phương bắc. Mặt dây chuyền khá mỏng và trang trí tỉ mỉ. Người Scandinavia ở thế kỷ 5 và 6 đeo mặt dây chuyền để thể hiện địa vị cao quý hoặc lưu giữ như vật báu. Theo nhà khảo cổ Jessica Leigh McGraw, Margrete Figenschou Simonsen và Magne Samdal ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, người Scandinavia lấy ý tưởng sở hữu đồ vật thể hiện địa vị từ văn hóa La Mã. Chỉ những người giàu có và địa vị cao mới có điều kiện hiến tế đồ vật quý giá như vậy.

Kho báu ở Råde bao gồm 4 đồ tạo tác thuộc nhóm mặt dây chuyền loại C, có hình người cưỡi kỳ lân. Nhóm nghiên cứu cho biết hình ảnh này có thể đại diện cho thần Odin cưỡi con ngựa 8 chân Sleipnir hoặc con trai Hermod của Odin cưỡi ngựa tới thế giới của người chết. Ba mặt dây chuyền còn lại thuộc loại D và mô tả động vật. Nhóm nghiên cứu nhận định những mô típ động vật này có thể chứa ký hiệu mà họ chưa giải mã được.

Người cổ đại chôn mặt dây chuyền trong thời kỳ di cư của châu Âu, sau khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ. Từ năm 536 đến năm 540, những vụ phun trào núi lửa làm thay đổi khí hậu ở phần lớn châu Â, dẫn tới nạn đói và dịch bệnh. Nhóm nghiên cứu không biết chắc kho báu được chôn trước hay sau thảm họa. Nhưng tục hiến tế ngày càng phổ biến trong thế kỷ 6.

Các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu mặt dây chuyền ở bảo tàng, xem xét vết tích hoặc ký hiệu ẩn chứa. Với những kính hiển vi cực mạnh, họ phát hiện dấu vết mài mòn trên một số mặt dây chuyền, chứng tỏ chúng đã được sử dụng trước khi chôn. Họ đang tìm cách xác định mặt dây chuyền được chế tác như thế nào và ai là người làm ra chúng.

An Khang (Theo Smithsonian
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn