Điều không ngờ từ vụ thiên thạch đâm Trái đất khiến khủng long tuyệt diệt

Thứ Tư, 14 Tháng Tư 20213:00 CH(Xem: 2674)
Điều không ngờ từ vụ thiên thạch đâm Trái đất khiến khủng long tuyệt diệt

Theo Daily Star, thiên thạch khổng lồ huỷ diệt loài khủng long được cho là đã giúp tạo rừng nhiệt đới Amazon lớn nhất thế giới, một nghiên cứu mới cho biết.

Các nhà khoa học phân tích hơn 56.000 hóa thạch phấn hoa và lá thu thập ở Columbia, phát hiện thấy sự thay đổi lớn trong các loại thảm thực vật trước và sau vụ va chạm lịch sử cách đây 66 triệu năm.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science. Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Monica Carvalho, đến từ Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian ở Panama, nói: “Nhóm của chúng tôi đã phân tích hơn 50.000 mẫu hóa thạch phấn hoa và hơn 6.000 hóa thạch lá từ trước và sau vụ va chạm”.

Cô nói: “Vấn đề ở đây là các thảm thực vật không chỉ bị xáo trộn. Chúng đã thay đổi hoàn toàn kể từ sau sự kiện va chạm thiên thạch. Quá trình này diễn ra trong một khoảng thời gian dài”.

Theo nghiên cứu, các loài cây lá kim và dương xỉ đã bao phủ các khu rừng nhiệt đới trước khi tiểu hành tinh đâm vào Trái đất ở khu vực ngày nay là bán đảo Yucatan, Mexico.

Điều không ngờ từ vụ thiên thạch đâm Trái đất khiến khủng long tuyệt diệt - Ảnh 2.

Rừng cây nhiệt đới ngày nay khác rất nhiều so với giai đoạn trước khi thiên thạch đâm xuống Trái đất.

Nhiều loài thực vật, đặc biệt là những loài mang hạt, đã bị xóa sổ hoàn toàn sau vụ va chạm khủng khiếp. Sự đa dạng của thảm thực vật giảm gần một nửa (khoảng 45%).

Trong 6 triệu năm tiếp theo, các loài thực vật có hoa đã thay thế, trong khi những tán cây rậm rạp bắt đầu phát triển, tạo tiền đề cho rừng Amazon ngày nay.

Thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái đất cách đây 66 triệu năm được cho là tạo ra sự kiện đại tuyệt chủng, giết chết khoảng 75% sinh vật trên Trái đất trong kỷ Phấn trắng.

Sự kiện được cho là cũng tạo ra ảnh hưởng đến tất cả các lục địa ở trên Trái đất.

Hóa thạch phấn hoa ở New Mexico, Alaska, Trung Quốc và New Zealand cũng cho thấy những thay đổi đối với đời sống thực vật.

Tham khảo: Daily Star

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn