Đá magma vũ trụ cổ xưa nhất từng rơi xuống Trái Đất

Thứ Ba, 16 Tháng Ba 20215:00 SA(Xem: 2481)
Đá magma vũ trụ cổ xưa nhất từng rơi xuống Trái Đất

Algeria Mảnh thiên thạch quý hiếm bắt nguồn từ một thiên thể 4,566 tỷ năm tuổi, cổ xưa hơn cả Trái Đất.

Thiên thạch Erg Chech 002 rơi xuống Algeria. Ảnh: Bảo tàng Đá quý và Khoáng vật Maine/Darryl Pitt.

Thiên thạch Erg Chech 002 rơi xuống Algeria. Ảnh: Bảo tàng Đá quý và Khoáng vật Maine/Darryl Pitt.

Erg Chech 002 (EC 002), mảnh thiên thạch được tìm thấy ở Adrar, Algeria, tháng 5/2020, có thể là mảnh vỡ của một tiền hành tinh - thiên thể đất đá lớn đang trong quá trình phát triển thành hành tinh. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, hôm 8/3.

EC 002 có màu nâu và be, xen kẽ những tinh thể màu xanh lá, xanh vàng và một chút vàng nâu, theo miêu tả của Viện Hành tinh và Mặt Trăng (LPI). Đây là achondrite, loại thiên thạch bắt nguồn từ một thiên thể mẹ có vỏ và lõi tách biệt rõ, thiếu những hạt khoáng chất tròn gọi là chondrule, theo Trung tâm Nghiên cứu Thiên thạch thuộc Đại học Bang Arizona.

Trong số hàng nghìn thiên thạch đất đá, EC 002 rất nổi bật. Các phân tích chỉ ra thiên thể mẹ của nó tồn tại từ 4,566 tỷ năm trước, cổ xưa hơn Trái Đất. Thành phần hóa học cho thấy EC 002 sinh ra từ bể magma đã tan chảy một phần trong vỏ của thiên thể mẹ. Đa số thiên thạch đất đá bắt nguồn từ những thiên thể có vỏ basalt - hình thành khi dung nham giàu sắt và magie nguội nhanh. Tuy nhiên, vỏ thiên thể mẹ của EC 002 cấu tạo từ andesite, loại đá magma giàu silica.

"EC 002 là mảnh đá magma cổ xưa nhất từng được phân tích đến nay, giúp cung cấp thêm thông tin về lớp vỏ nguyên sơ bao phủ những tiền hành tinh cổ xưa nhất", nhóm chuyên gia cho biết. EC 002 là thiên thạch cực kỳ hiếm. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra, loại vỏ andesite giàu silica có thể phổ biến trong giai đoạn hệ Mặt Trời hình thành tiền hành tinh.

Vậy những tiền hành tinh có vỏ andesite đã đi đâu? Trong giai đoạn các hành tinh chào đời và hệ Mặt Trời chưa ổn định, có thể phần lớn các tiền hành tinh này không thể sống sót lâu. Chúng vỡ vụn khi va chạm với các thiên thể đất đá khác hoặc bị nuốt chửng bởi những hành tinh đất đá lớn và mạnh hơn như Trái Đất, sao Hỏa, sao Kim, sao Thủy. Do đó, tàn dư vỏ andesitic cổ xưa không chỉ hiếm trong các thiên thạch mà cũng hiếm trong vành đai tiểu hành tinh ngày nay.

 (Theo Live Science)

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 19 Tháng Mười 20212:11 CH
Khách
tôi có thiên thạch, vậy chỉ dùng cách giám định
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn