Ngoại hành tinh nóng tới 3.200 độ C

Thứ Hai, 21 Tháng Mười Hai 20205:00 SA(Xem: 3556)
Ngoại hành tinh nóng tới 3.200 độ C

Các nhà nghiên cứu phát hiện một ngoại hành tinh siêu nóng đủ để biến sắt ở dạng lỏng thành dạng khí quay quanh ngôi sao cách Trái Đất 322 năm ánh sáng.

Hành tinh WASP-189 b quay quanh ngôi sao HD 133112. Ảnh: ESA.

Hành tinh WASP-189 b quay quanh ngôi sao HD 133112. Ảnh: ESA.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Monika Lendl ở Đại học Geneva quan sát ngoại hành tinh WASP-189 b trong chòm sao Libra bằng vệ tinh Cheops (Characterising Exoplanet Satellite) của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Đây là phát hiện đầu tiên của Cheops từ khi phóng lên vũ trụ vào tháng 12/2019. Dù WASP-189 b được tìm thấy lần đầu tiên năm 2018, Cheops cung cấp nhiều chi tiết hơn về hành tinh kỳ lạ này.

WASP-189 b là một trong những hành tinh nóng và khắc nghiệt nhất. Giới nghiên cứu gọi nó là "Sao Mộc siêu nóng". Dù WASP-189 b là hành tinh khí khổng lồ giống sao Mộc trong hệ Mặt Trời, nó nóng hơn nhiều do quay rất gần ngôi sao chủ. Hành tinh này hoàn thành một vòng quanh sao chủ sau 2,7 ngày. Nó ở gần ngôi sao chủ hơn 20 lần so với khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Ngôi sao chủ trong hệ lớn hơn Mặt Trời và nóng gấp 2.000 lần. Điều đó khiến ngôi sao có màu xanh thay vì vàng hoặc trắng. Theo Lendl, chỉ có vài hành tinh tồn tại quanh ngôi sao nóng như vậy, và hệ sao này sáng nhất trong số đó. WASP-189 b cũng là sao Mộc nóng sáng nhất mà các nhà nghiên cứu có thể quan sát nó di chuyển qua phía trước hoặc sau ngôi sao chủ.

Advertising
Ads by

Cheops quan sát những ngôi sao lân cận để tìm kiếm ngoại hành tinh xung quanh chúng. Vệ tinh có thể đo các thay đổi trong độ sáng khi hành tinh quay quanh ngôi sao chủ với độ chính xác đặc biệt cao. Phương pháp phát hiện hành tinh gián tiếp này giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu được nhiều hơn dù họ không thể quan sát hành tinh đó. "Do WASP-189 b quá sáng, chúng tôi rất dễ phát hiện độ sáng của hệ sao giảm đi khi hành tinh khuất khỏi tầm mắt. Chúng tôi sử dụng Cheops để đo độ sáng của hành tinh và xác định nhiệt độ của nó vào khoảng 3.200 độ C.

Ở mức nhiệt này, kim loại sẽ bay hơi, vì vậy con người không thể sống trên WASP-189 b. Trong quá trình WASP-189 b chuyển tiếp, nhóm nghiên cứu có thể tính toán nó có bán kính lớn gấp 1,6 lần sao Mộc. Các quan sát về hệ sao này cũng hé lộ ngôi sao tên HD 133112 là một trong những ngôi sao lớn nhất có hành tinh quay quanh. WASP-189 b bị khóa thủy triều trước ngôi sao, có nghĩa một mặt của nó luôn quay về phía ngôi sao trong khi mặt kia luôn quay về hướng ngược lại.

Cheops là nhiệm vụ đầu tiên của ESA chuyên tìm hiểu đặc điểm của những ngoại hành tinh đã biết. Nhiệm vụ này là kết quả hợp tác giữa ESA và Thụy Sĩ. Trong vài năm tới, Cheops sẽ phát hiện thêm nhiều ngoại hành tinh và giúp các nhà khoa học nghiên cứu khí quyển của chúng.

An Khang (Theo CNN
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn