Cá voi quay lại sông cá sấu khiến nhà khoa học bối rối

Thứ Bảy, 14 Tháng Mười Một 20209:00 SA(Xem: 3664)
Cá voi quay lại sông cá sấu khiến nhà khoa học bối rối

AustraliaMột con cá voi lưng gù trải qua hơn hai tuần ở khúc sông chứa đầy cá sấu nước mặn tại Kakadu hồi tháng 9 bất ngờ quay loại vùng này thay vì tới Nam Cực.

Con cá voi đơn độc bơi ở sông East Alligator. Ảnh: Jane Bardon.

Con cá voi đơn độc bơi ở sông East Alligator. Ảnh: Jane Bardon.

Con cá voi trở nên nổi tiếng khi được phát hiện ở 20 thượng nguồn sông East Alligator cách đây hai tháng. Đây là lần đầu tiên cá voi lưng gù được ghi nhận trong khu vực. Sau 17 ngày, con cá voi có biệt danh Humpy bơi ra ngoài khơi vùng biển Top End. Nhà khoa học Carol Palmer làm việc cho chính quyền bang Northern Territory xác nhận từ sau đó, nó đã xuất hiện vài lần gần cửa sông East Alligator, bao gồm đầu tuần này.

Theo Palmer, một người câu cá giải trí hôm 12/10 chụp một số bức ảnh và ghi hình con cá. Palmer và cộng sự biết đó chính là Humpy bởi họ có thể nhận dạng vây lưng bằng ảnh chụp. Palmer đã liên lạc với các chuyên gia về cá voi khác ở trong nước và quốc để nhờ họ xác định tại sao loài vật có vú lớn này vẫn quanh quẩn ở khúc sông, nhưng chưa vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng.

"Hiện nay, tất cả cá voi đều hướng tới Nam Cực để kiếm ăn", Palmer nói. "Vì vậy, thực tế con cá voi này vẫn ở vùng nước nhiệt đới khiến tất cả chúng tôi cảm thấy có gì đó không ổn. Chúng tôi chưa bao giờ bắt gặp hành vi này trước đây".

Các nhà nghiên cứu đang tiến hành khảo sát bằng trực thăng và tàu từ xa để hiểu rõ hành vi của con cá voi. "Chúng là động vật khổng lồ và chúng tôi không muốn chúng bị căng thẳng hay va chạm với tàu thuyền. Điều quan trọng là mọi người cần tránh đường bất cứ khi nào không thấy cá voi. Hãy luôn giữ khoảng cách", Palmer nhấn mạnh.

Nhóm nghiên cứu hy vọng con cá voi sẽ rời khỏi dòng sông trước khi mùa mưa tới. Độ mặn sụt giảm và thay đổi trong nước có thể tác động tới lớp da của cá voi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong vài ngày tới, các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch lấy mẫu phân cá voi và phân tích. Qua đó, họ có thể biết nó có kiếm ăn được hay không.

An Khang (Theo ABC
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn