Khoa học tìm ra con cá mập "đáng thương" : Việc nó tồn tại được đến giờ hoàn toàn là nhờ may mắn

Thứ Ba, 27 Tháng Mười 20201:00 SA(Xem: 6665)
Khoa học tìm ra con cá mập "đáng thương" : Việc nó tồn tại được đến giờ hoàn toàn là nhờ may mắn
1-15987619491571863616931-crop-15987619539951293361021

Các chuyên gia cho biết, con cá mập này đáng lẽ đã chết vì không có bất kỳ công cụ nào bảo vệ nó khỏi tác động của tự nhiên.

Cá mập, nhiều loài nằm trong danh sách nguy cấp, nhưng nhìn chung thì chúng không đến nỗi quá hiếm. Khoa học có thể tìm ra và quan sát các loài cá mập một cách không quá khó khăn.

Tuy nhiên mới đây trong một báo cáo trên tạp chí khoa học Fish Biology, các chuyên gia đã công bố một phát hiện hết sức đặc biệt về cá mập. Đó là lần đầu tiên, họ tìm thấy một con cá mập mèo (cá nhám mèo - catshark) mà... chẳng có một chút da nào bọc bên ngoài.

Nghiên cứu xác nhận, con cá này không thể tổng hợp bất kỳ cấu trúc nào liên quan đến da của loài cá nhám, và được cho là con cá duy nhất cho đến lúc này có thể tự do bơi lội ngoài đại dương trong tình trạng như vậy.

Lần đầu tiên khoa học tìm ra con cá mập đáng thương nhất lịch sử: Việc nó tồn tại được đến giờ phút này hoàn toàn là nhờ may mắn - Ảnh 1.

Con cá mập không có da, cũng chẳng có xương

Với họ cá nhám, da đóng vai trò hết sức quan trọng với công dụng bảo vệ cơ thể theo 2 cơ chế. Đầu tiên là hóa chất: chất nhầy da cá mập tiết ra được xem là lớp bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vì có chứa các protein kháng thể. Ngoài ra thông thường, lớp da của cá mập còn có cấu trúc hình gai rất nhỏ giống như răng vậy, tạo thành một lớp bảo vệ cơ học chống lại kẻ thù.

Nhưng với trường hợp của chú cá mập mèo mõm đen (Galeus melastomus) mới tìm ra, các phương án bảo vệ như vậy đều không tồn tại. Nó không có biểu bì, không có hạ bì, cũng không có cấu trúc hình răng, và thậm chí còn không có cả răng luôn. Nhìn chung, việc nó tồn tại được đến giờ phút này hoàn toàn là may mắn.

Lần đầu tiên khoa học tìm ra con cá mập đáng thương nhất lịch sử: Việc nó tồn tại được đến giờ phút này hoàn toàn là nhờ may mắn - Ảnh 2.

Theo ghi nhận, con cá mập trên bị bắt trong lưới cào từ hồi tháng 7/2019, ở độ sâu 500m tại vùng nước của đảo Sardinia (Địa Trung Hải). Thấu hiểu được sự quan trọng của làn da đối với khả năng sinh tồn, các nhà nghiên cứu cho biết đây là một thiếu sót chết người với con cá mập trên. Dẫu vậy, chú cá đáng thương cho thấy khả năng phát triển khá bình thường, tình trạng sức khỏe vẫn tốt. Dù sao cũng thật may mắn là loài cá mập mèo vốn nuốt chửng toàn con mồi mà chẳng cần nhiều đến răng, nên nó vẫn có thể ăn uống bình thường.

Các chuyên gia cho biết, dường như có nhiều lý do khiến con cá mập trở nên đáng thương như vậy, từ nguyên nhân tự nhiên cho đến con người. Có giả thuyết cho rằng việc phải tiếp xúc với hóa chất do con người thải ra trong thời gian dài là nguyên nhân. Khí hậu nóng lên cũng chịu một phần trách nhiệm. Tuy nhiên, một số cho rằng đây đơn giản chỉ là một lỗi trong quá trình hình thành phôi thai của cá mập thôi.

Lần đầu tiên khoa học tìm ra con cá mập đáng thương nhất lịch sử: Việc nó tồn tại được đến giờ phút này hoàn toàn là nhờ may mắn - Ảnh 3.

Một con cá nhám mèo thông thường

Trong thời đại môi trường biến đổi nhanh chóng, các chuyên gia đang rất cố gắng tìm cách thấu hiểu các sự phát triển bất thường như vậy, nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ đại dương trước khi có nhiều trường hợp tương tự xảy ra.

Nguồn: IFL Science

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn