Con người đã biết nói dối từ khi lên 2 và sự thật bất ngờ

Thứ Năm, 24 Tháng Chín 20201:00 CH(Xem: 4446)
Con người đã biết nói dối từ khi lên 2 và sự thật bất ngờ

Ngày 1/4, ngày Cá tháng Tư hàng năm, chúng ta được phép nói dối, thực hiện những trò đùa vui nhộn với bạn bè hay người thân. Đây là ngày duy nhất những lời nói dối được chấp nhận.

Nhưng trong cuộc sống thực tế, những lời nói dối xảy ra khá thường xuyên và rất dễ dàng để người ta nói dối. Chắc chắn, trong cuộc đời của mỗi con người đều nói dối ít nhất một lần trong đời. Vậy giải tại sao chúng ta nói dối và những biểu hiện của nó là gì?

Con người biết nói dối kể từ khi lên 2

Con người biết nói dối kể từ khi lên 2

Theo các chuyên gia, nói dối là trạng thái tự nhiên của con người, thậm chí chúng ta đã bắt đầu nói đối từ khi mới 2 tuổi. Có thể lần đầu tiên nói dối, chúng ta sẽ thấy vô cùng khó chịu, lúng túng nhưng dần dần những lần tiếp theo thì không. Khi độ tuổi càng tăng thì khả năng nói dối càng cao.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 650 trẻ em có độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi. Các em sẽ được yêu cầu ngồi yên và không được nhìn vào một món đồ chơi. Có đến 80% vi phạm liếc nhìn món đồ chơi đó nhưng một số các em lại không thừa nhận khi được hỏi. Điều này chứng minh con người đã biết cách nói dối khi mới 2 tuổi.

Nói dối là trạng thái tự nhiên của con người

Vì sao chúng ta nói dối?

Vì lợi ích bản thân

Con người nói dối nhiều nhất trong trường hợp điều đó có lợi cho tất cả mọi người bởi họ nghĩ điều này có thể chấp nhận được và không làm hại ai cả.

Con người nói dối ít hơn trong những trường hợp có lợi cho bản thân mình nhưng lại làm hại người khác. Nói dối chỉ tăng lên khi điều đó ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của cá nhân họ.

Vì thói quen

Nói dối có thể là kết quả của sự thích nghi bởi sự lúng túng, khó chịu của lần đầu tiên nói dối sẽ dần mất đi trong những lần nói dối tiếp sau đó. Mức độ và tần suất nói dối sẽ tăng dần lên.

Vì sợ hãi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến con người phải nói dối, một trong số đó là sự sợ hãi. Sợ sự thật sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chúng ta, sợ bị người khác đánh giá, sợ sự hiểu nhầm, sợ bị rắc rối hay làm tổn thương người khác... đều khiến chúng ta có động lực nói dối.

Trong cuộc sống, đôi khi nói dối không phải lúc nào cũng xấu, có những lời nói dối "thiện chí" đưa ra để tránh làm tổn thương người khác. Mặc dù những lời nói dối này sẽ không làm hại ai nhưng chúng ta đừng quá lạm dụng nó. Nếu không cẩn thận bạn sẽ "thích nghi" và hình thành thói quen nói dối ở bất cứ tình huống nào và điều này thì chẳng có gì tốt đẹp cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn