Vì sao phụ nữ là lựa chọn thông minh để đưa lên vũ trụ? ( Đưa lên Vũ trụ Đĩ ngưạ Ngọc Trinh cuả Đĩ đực Hoàng Kiều ? )

Thứ Năm, 17 Tháng Chín 20209:00 SA(Xem: 4641)
Vì sao phụ nữ là lựa chọn thông minh để đưa lên vũ trụ? ( Đưa lên Vũ trụ Đĩ ngưạ Ngọc Trinh cuả Đĩ đực Hoàng Kiều ? )

Thực ra, thể chất và tinh thần của phụ nữ rất phù hợp với những chuyến thám hiểm không gian nếu xét ở góc độ khoa học. Vậy tại sao chúng ta chỉ ưu ái gửi lên đó những nam phi hành gia?

Người phụ nữ đầu tiên bay lên không gian là nhà du hành vũ trụ người Nga Valentina Tereshkova vào năm 1963. Gần 20 năm sau đó, một nhà du hành vũ trụ người Nga khác tên là Svetlana Savitskaya trở thành người phụ nữ tiếp theo thực hiện nhiệm vụ cao cả này.

Valentina Tereshkova (Liên Xô), nhà du hành nữ đầu tiên trong vũ trụ.
Valentina Tereshkova (Liên Xô), nhà du hành nữ đầu tiên trong vũ trụ. Bà đã dành khoảng 70 giờ hoạt động trong tàu vũ trụ Vostok 6, hoàn thành 48 vòng quỹ đạo quanh Trái Đất. (Ảnh: Sovfoto).

Từ đó, nhiều phụ nữ đến từ các quốc gia khác nhau đã gia nhập hàng ngũ nữ phi hành gia bay vào vũ trụ, có thể kể đến các cái tên như phi hành gia người Mỹ Sally Ride năm 1983, phi hành gia người Canada Roberta Bondar năm 1992, phi hành gia Nhật Bản Chiaki Mukai cũng vào năm 1992.

Éo le từ chuyện không có size đồ bảo hộ

Thậm chí trong thế kỷ 21, phi hành gia nữ cũng còn vướng phải những rào cản từ quan niệm cho tới vấn đề thiếu đồ phù hợp. Vấn đề này được thể hiện rõ ở một sự cố “dở khóc dở cười” của NASA vào tháng 3/2019.

Thời gian đó, NASA lên kế hoạch cho chuyến đi bộ ngoài không gian chỉ toàn nữ tên là Spacewalk. Trong dự án này, hai nữ phi hành gia Anne McClain và Christina Koch được cho là đã sẵn sàng để làm nên lịch sử mới trong ngành hàng không vũ trụ.

Cuối tháng đó, cặp đôi này đã được lên kế hoạch sẽ thực hiện chuyến đi bộ để lắp pin lithium-ion bên ngoài Trạm Không gian Quốc tế (ISS) vào ngày 29/3.

Tuy nhiên, cuối cùng chương trình phải tạm dừng bởi Anne McClain và Christina Koch- hai nữ phi hành gia tham gia Spacewalk cần bộ đồ vũ trụ cỡ M (cỡ trung bình), nhưng chỉ có 1 chiếc kịp làm đúng thời hạn cho sự kiện diễn ra vào ngày 29/3.

Christina Koch vẫn được tham gia chương trình. Tuy nhiên Anne McClain đã được thay thế bởi nam phi hành gia tên là Nick Hague. Mãi cho đến tháng 10/2019, Christina Koch và Jessica Meir mới hoàn thành kỳ tích là nhóm toàn nữ đầu tiên đi bộ ngoài không gian.

Vốn dĩ các bộ đồ du hành được thiết kế vào năm 1978 và chưa được cập nhật kể từ đó, nó phù hợp hầu hết với các phi hành gia là nam.

NASA dự kiến sẽ đưa phụ nữ đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 2024
NASA dự kiến sẽ đưa phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng vào năm 2024. (Ảnh minh họa: Malika favre).

Quản trị viên của NASA, ông Ken Bowersox nói rõ: “Các bộ đồ du hành vũ trụ phần lớn hợp với cơ thể các phi hành gia nam hơn là nữ giới. Bởi nữ giới có tầm vóc nhỏ hơn, nên việc tìm kiếm một bộ đồ phù hợp để ra ngoài vũ trụ là điều khá rắc rối”.

Thực tế cho thấy, các phi hành gia nữ dường như chưa bao giờ được xếp hạng cao trong danh sách ưu tiên của NASA. Nhưng giờ đây, cơ quan vũ trụ này có vẻ háo hức để bù đắp cho những sai lầm từng có trong quá khứ.

Cụ thể, NASA dự kiến sẽ đưa phụ nữ đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 2024, tức 55 năm sau khi con người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng vào năm 1969. Dự án nhanh chóng được công bố sau khi Tổng thống Donald Trump đồng ý đề xuất Quốc hội chi bổ sung 1,6 tỷ USD cho chuyến thám hiểm lịch sử này.

Thể chất và tinh thần nữ giới phù hợp hơn

Nếu bạn sắp có một chuyến du hành vào không gian, hay đến một hành tinh xa xôi nào đó trong vũ trụ, thì việc đưa phi hành gia toàn là nữ giới lên đó có thể là một lựa chọn thông minh.

Thực tế cho thấy, trong lịch sử hoạt động hàng không vũ trụ của mình, NASA chỉ tuyển dụng các phi hành đoàn toàn nam trong nhiều thập kỷ. Chẳng hạn trong 566 người đã từng du hành vào vũ trụ, chỉ có 65 người (chiếm 11%) trong số đó là phụ nữ.

phi-hanh-gia-sally-ride
Sally Ride: Phi hành gia NASA trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay lên vũ trụ khi cô thực hiện nhiệm vụ ở tàu con thoi vũ trụ Challenger. (Ảnh: NASA).

“Cơ quan NASA đã hạn chế đưa các phi hành gia nữ vào vũ trụ vì cho rằng, chỉ nam giới mới đảm trách trọn vẹn sứ mệnh vĩ đại này, khó ai có thể thay thế được”, ông Margaret Weitekamp - người phụ trách Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Mỹ cho biết.

Phụ nữ nhẹ cân hơn nam giới

Ở một vài phương diện, phụ nữ có khả năng phù hợp với việc du hành không gian hơn nam giới. Bởi thực tế, đàn ông và phụ nữ có sự khác nhau về tâm lý, thể chất, trọng lượng, cũng như có cách phản ứng khác nhau với các thách thức vật lý từ không gian, bao gồm nguy cơ mất mật độ xương, độ tỉnh táo theo thời gian, chất lượng giấc ngủ, mức độ mắc căng thẳng, trầm cảm,...

Svetlana Savitskaya, nhà du hành nữ Liên Xô đầu tiên đi bộ ngoài không gian
Svetlana Savitskaya, nhà du hành nữ Liên Xô đầu tiên đi bộ ngoài không gian, thực hiện các nhiệm vụ bên ngoài Trạm vũ trụ Salyut 7 trong khoảng 3,5 giờ. (Ảnh: Sovfoto).

“Trong bất kỳ nhiệm vụ không gian nào, trọng lượng là một mối quan tâm hàng đầu: Mỗi kg cần được đưa lên vũ trụ đòi hỏi phải có thêm nhiều nhiên liệu hơn và nhiên liệu đó cũng làm tăng thêm trọng lượng của con tàu.

Trung bình, phụ nữ có tầm vóc nhỏ hơn và cân nặng ít hơn nam giới, nghĩa là nhiên liệu tên lửa nạp vào sẽ ít hơn, công suất vận hành của tàu sẽ tăng lên rất nhiều”, ông Wayne Hale, cựu kỹ sư của NASA và Chuyên gia quản lý chương trình tàu con thoi nhận định.

Ăn ít, bớt tốn kém lương thực, giảm tải cho hệ thống tái chế

Ông Wayne Hale còn chỉ rõ, việc gửi 6 phụ nữ nhỏ con vào không gian trong nhiều tháng hoặc nhiều năm có thể tiết kiệm chi phí nhiều hơn đáng kể, so với việc phải gửi 6 anh chàng cao đô vạm vỡ.

Sự khác biệt về trọng lượng này cũng tương đương với lượng thức ăn, oxy mà bản thân các đối tượng cần có. Bởi một người đàn ông cao to vạm vỡ sẽ cần thêm từ 15% đến 25% lượng calo cao hơn mức trung bình so với phụ nữ, mặc dù mức độ hoạt động của hai đối tượng này tương tự nhau trên không gian.

Điều này đồng nghĩa những người nhỏ hơn sẽ hấp thụ ít calo hơn, sẽ tạo ra chất thải ít hơn (bao gồm carbon dioxide và các chất bài tiết cơ thể khác). Điều này góp phần giảm tải cho các hệ thống tái chế, xử lý chất thải có trên các tàu vũ trụ.

Có khả năng chịu đựng sự cô lập tốt hơn

Tiến sĩ William Randolph Lovelace thuộc NASA chịu trách nhiệm thử nghiệm sức khỏe các phi hành gia nam cho nhiệm vụ thăm dò Sao Thủy. Vào năm 1959, ông cũng quyết định lập ra Chương trình Kiểm định Sức khỏe Phụ nữ trong Không gian do tư nhân tài trợ, bao gồm qua các bài kiểm tra thể lực cho các phụ nữ.

Kết quả cho thấy, phụ nữ thường xuyên vượt trội hơn đàn ông trong các tình huống cần phải chịu đựng sự cô lập kéo dài. Không những thế, khi đặt chân lên môi trường không gian, các phi hành gia phải tiếp xúc với bức xạ vũ trụ và tia này gây hại rất nhiều cho cơ thể, bao gồm tăng nguy cơ ung thư và các vấn đề khác.

Cũng như, ở môi trường không trọng lực, toàn bộ cơ thể đều không thể cảm nhận được hướng lên hay xuống, có thể khiến chất lỏng cơ thể thay đổi, phản ứng miễn dịch suy giảm, một số ít các gen biến đổi gây ra nhiều bệnh tật, thậm chí thị lực suy giảm một cách khó hiểu.

Nữ phi hành gia Peggy Whitson
Peggy Whitson: Phi hành gia NASA trở thành nữ chỉ huy Trạm vũ trụ quốc tế đầu tiên trong chuyến thám hiểm năm 2008; cô ấy đã chỉ huy ở Trạm một lần nữa vào năm 2017. (Ảnh: NASA).

Bên cạnh đó, cả nam giới và phụ nữ đều trải qua một loạt các phản ứng tiêu cực đối với môi trường vũ trụ. Những phản ứng đó có thể khác nhau dựa trên giới tính.

Ví dụ, phụ nữ trở về Trái đất từ không gian có nhiều khả năng ngất xỉu khi đứng lên và họ cũng dễ bị ung thư do phóng xạ hơn so với nam giới. Thậm chí, họ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu (có thể điều trị bằng kháng sinh).

Tuy nhiên, các nam phi hành gia dễ mắc nhiều bệnh khác hơn và có xu hướng bị mất thính lực nhanh và thường xuyên hơn phụ nữ. Sự thật cuối cùng chúng ta có thể thấy đó là phi hành gia NASA Scott Kelly đã bị dày võng mạc, do chất lỏng tích tụ sau mắt sau chuyến du hành vũ trụ.

Tình trạng này xảy ra ở phụ nữ nhưng ít thường xuyên hơn. Kelly đã viết trong tự truyện của mình và khẳng định rằng, nếu các nhà khoa học không thể tìm ra nguyên nhân gây ra các vấn đề về mắt đó, chúng ta có thể phải gửi một phi hành đoàn toàn nữ đến sao Hỏa.

Nghiêm trọng hơn, các nam phi hành gia có độ nhạy thính giác khi được đo ở một số tần số cũng bị suy giảm theo tuổi nhanh hơn nhiều, so với các phi hành gia nữ, theo báo cáo vào năm 2014 của NASA.

Phụ nữ có sức chịu đựng dẻo dai hơn

Một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ được ưu ái có những tố chất đặc biệt về tinh thần, khá lý tưởng cho các nhiệm vụ khám phá vũ trụ. Trong một cuộc khảo sát tại Trạm Vũ tụ Quốc tế ISS, một nhà nghiên cứu của NASA phát hiện, phi hành gia nam thường xuyên mắc tâm trạng khó chịu, bực dọc hơn, so với các phi hành gia nữ trong một số tình huống khó khăn nào đó.

Tương tự, trong một nghiên cứu trên 349 người trong Dự án Khảo sát Nam Cực của Anh, 20% trong số đó là nữ được thống kê có tính 'thích nghi đặc biệt' về mặt lâu dài, chịu đựng được sự cô lập dài hạn tốt. Trong đó, đàn ông làm tốt nhất trong các nhiệm vụ ngắn hạn, hướng đến mục tiêu, trong khi phụ nữ thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ dài hơn có những thách thức bất ngờ.

Sheryl Bishop, nhà tâm lý học thuộc Đại học Texas chuyên nghiên cứu về hành vi nhóm phi hành gia chia sẻ: “Phụ nữ phải có nhiều tài năng bẩm sinh như giao tiếp khéo léo liên tục, có sự nhạy cảm giác quan cực tốt mới có thể tìm ra phương án cư trú dài hạn hơn, khi rơi vào tình thế điều kiện khắc nghiệt".

Điều đó không có nghĩa là đàn ông không thể hoàn thành các nhiệm vụ không gian dài hạn, tìm ra phương án cư trú lâu dài, mà với phụ nữ, họ nhỉnh hơn một chút vì có những khả năng thiên bẩm đó.

Và điều cuối cùng khá quan trọng nhưng có lẽ không ai ngờ tới, đó là việc phát triển dân số ở một hành tinh khác, thay thế cho Trái đất trong tương lai rất cần đối tượng phụ nữ. Họ có khả năng sinh con, duy trì phát triển dân số ở một thế giới khác. Điều mà chỉ riêng nam giới không thôi thì vẫn chưa đủ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn