Bí ẩn cơn mưa… thịt ở Kentucky

Thứ Bảy, 12 Tháng Chín 20209:00 SA(Xem: 3112)
Bí ẩn cơn mưa… thịt ở Kentucky

Thế giới từng ghi nhận có những trường hợp vật lạ từ trên trời rơi xuống, như ếch, cá và ngay cả sâu bọ. Kỳ lạ hơn, ở Kentucky, Mỹ, người ta còn chứng kiến một cơn mưa tuôn xuống, nhưng không phải nước, mà là những… miếng thịt.

Hiện tượng bất thường trong ngày bình thường

Ngày 3/3/1879 bắt đầu như những ngày bình thường khác ở vùng nông thôn thuộc hạt Bath, bang Kentucky, Mỹ, mọi người thức dậy và bắt đầu đi làm công việc của mình từ sáng sớm.

Bà Crouch chăm chỉ với công việc cho đến 11 giờ trưa thì bỗng nhiên có một vật gì đó rơi bịch cạnh bên.
Bà Crouch chăm chỉ với công việc cho đến 11 giờ trưa thì bỗng nhiên có một vật gì đó rơi bịch cạnh bên. (Ảnh minh họa).

ngôi làng Olympia Springs, thuộc thị trấn nhỏ bé Rankin, một phụ nữ được biết với cái tên là Crouch ra trước sân nhà để làm những mẻ xà phòng. Bà chăm chỉ với công việc cho đến 11 giờ trưa thì bỗng nhiên có một vật gì đó rơi bịch cạnh bên, tiếp theo là những tiếng thình thịch khác, rồi nhiều vật ướt văng tung tóe xung quanh.

Người phụ nữ giật mình lại gần xem thì thấy chúng giống như những đốm màu trên mặt đất, không ngớt từ trên trời dội xuống với tần suất ngày càng tăng.

Khi đến gần hơn, bà phát hiện chúng thực sự là những miếng thịt, kích thước khoảng 5cm x 5cm, một số còn lớn hơn nữa và miếng nào cũng ướt sũng. Trong khoảng 10 phút, thịt từ trên cao rơi xuống loạn xạ cho đến khi tràn đầy sân, mà theo bà, “đủ chất đầy lên một chiếc xe ngựa”.

Hiện tượng này gây bối rối cho bà Crouch, bởi lúc đó trời trong, nắng tốt và không có mây. Nhìn lên bầu trời, bà thấy không nơi nào có thể chứa và tuôn xuống đống thịt này. Nhưng rõ ràng chúng đã rơi vãi khắp khu vực rộng 100m x 50m, từ trên trên mái nhà, đường đi, thậm chí mắc kẹt ở hàng rào.

Hoang mang và hoảng sợ, bà chạy vào nhà đóng chặt cửa lại. Hôm sau, bà cùng chồng là ông Harrison Gill ra hiện trường để kiểm tra kỹ những vật lạ từ trên trời rơi xuống trên.

Mặc dù lúc này thịt đã khô, có phần hỏng và bốc mùi hôi, nhưng ông Gill nhận định đó là thịt bò, rơi xuống từ một độ cao tương đối. Những người tò mò khác khi nghe tin đã tìm đến trang trại của bà Crouch để “mục sở thị”, hai người trong số này đã nếm thử loại thịt lạ trên và kết luận nó là thịt cừu hoặc thịt nai.

Người khác thì cho biết là thịt gấu. Còn người giết mổ gia súc ở địa phương thì nói rằng, “hương vị của nó không phải thịt hay cá”. 

Thịt từ đâu tới?

Vật mẫu từ cơn mưa thịt được lưu trữ tại Bảo tàng Khoa học và Y học Moosnick
Vật mẫu từ cơn mưa thịt được lưu trữ tại Bảo tàng Khoa học và Y học Moosnick, ĐH Transylvania, Kentucky.

Câu chuyện kỳ lạ này ngay lập tức được đăng tải trên các tờ báo ở Mỹ như The New York Times và Scientific American, cũng như các kênh truyền thông khác. Ngoài ra, nó cũng thu hút sự quan tâm của giới khoa học.

Một mẩu thịt được gửi đến Hiệp hội Khoa học Newark và được các nhà khoa học ở đây nhận định một cách kỳ quặc là nó đến từ một con ngựa hay một đứa trẻ sơ sinh.

Một nhà nghiên cứu tên là Leopold Brandeis không cho nó là thịt, mà là một loại vi khuẩn lam (cyanobactetia) gọi là Nostoc, mà ông phỏng đoán đã nở ra thành một khối giống như thạch, có màu trong suốt hay màu giống như thịt khi tiếp xúc với mưa.

Vấn đề là, vào thời điểm đó không có tường trình nào về mưa trong khu vực, trời trong, nắng chói chang.

Ngoài ra, giả thuyết này cũng không đứng vững, khi với 7 mẫu được các nhà khoa học kiểm tra, chúng thuộc nhiều phần cơ thể khác nhau, trong đó có hai là mô phổi, ba thuộc mô cơ và hai là mô sụn.

Cho dù “thịt” này là gì, một câu hỏi có lẽ quan trọng nhất là chúng ở đâu từ trên rơi xuống, trong khi bầu trời quang đãng, dự báo thời tiết là không có mưa? Chắc chắn không phải do những người trong gia đình Crouch mang đến rồi rải ra khắp nơi.

Vậy nguồn gốc của cơn mưa thịt bí ẩn này từ đâu? Có ý kiến cho rằng, một cơn gió lốc mạnh đã cuốn thịt từ nơi khác lên và giữ trên không trung, khi gặp điều kiện thuận tiện chúng sẽ rơi xuống như mưa.

Cũng có giả thuyết cho rằng, thịt này thực sự ở trên bầu khí quyển và đã bị va chạm bởi một thiên thạch nên văng tung tóe. Nhà văn William Livingston Alden trên tờ The New York Times đã có cách giải thích như sau:

"Theo lý thuyết hiện tại của các nhà thiên văn học, có một vành đai khổng lồ gồm các tiểu hành tinh liên tục quay xung quanh Mặt trời, và khi Trái đất va chạm với vành đai này, nó sẽ bị văng tung tóe. Chúng ta có thể hình dung xoay quanh Mặt trời là một vành đai gồm thịt nai, thịt cừu và các loại thịt khác, được cắt thành các mảnh nhỏ, sau va chạm, chúng kết tủa trên bầu khí quyển của Trái đất.

Theo đó, mưa thịt xuất phát từ động vật ngoài hành tinh. Tất nhiên, hiện nay chúng ta hiểu rằng giả thuyết kỳ quặc này không thể chấp nhận được, nhưng vào thời điểm đó, đây là một nhận định thu hút sự chú ý của nhiều người.

Một giả thuyết khác thực tế hơn, khi cho rằng thịt thực sự bị nôn ra bởi một đàn kền kền bay ngang qua. Kentucky là nơi sinh sống của nhiều loại kền kền ăn xác sống. Khi đã nhồi nhét nhiều thịt, nếu bị đe dọa, những con chim này vội vàng bay lên, và để thoát nhanh, chúng giảm tải sức nặng bằng cách nôn ra bữa ăn cuối cùng của chúng. Nếu một con làm điều này, những con khác thường làm theo và tạo ra mưa thịt.

Vấn đề gây tranh cãi ở đây là không chỉ số lượng kền kền phải rất lớn mới có thể nôn ra lượng thịt khổng lồ được tìm thấy, mà bà Crouch còn khẳng định lúc đó không có gì trên bầu trời khi thịt rơi xuống.

Mọi chuyện chìm vào quên lãng thì vào năm 2004, trong lúc đang dọn dẹp các ngăn tủ ở phòng làm việc tại ĐH Transylvania, Kentucky, GS nghệ thuật Kurt Gohde tình cờ phát hiện một lọ thủy tinh cũ đậy kín bằng nút chai, trong đó có chứa một khối thịt trắng ngâm trong chất lỏng màu vàng nhạt. Nhãn đã mờ nhưng ông vẫn còn đọc được dòng chữ Olympia Springs.

Xác định đây là mẫu thịt trên trời rơi xuống cách đây… 125 năm, ông cùng các đồng nghiệp trong khoa Sinh học tiến hành thử nghiệm về mặt di truyền để xác định nguồn gốc của nó, nhưng không may, mẫu đã nằm quá lâu trong chất formaldehyde và bị nhiễm bẩn nên không đưa ra kết quả chính xác nào cả. Vậy là bí ẩn vẫn còn là bí ẩn".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn