NÔNG DÂN – VIỆT NAM VS ISRAEL

Thứ Ba, 30 Tháng Giêng 20186:00 SA(Xem: 7832)
NÔNG DÂN – VIỆT NAM VS ISRAEL
Tôi sẽ so sánh nông dân Việt Nam với nông dân của các nước tiên tiến như Israel, Mỹ, Úc, Nhật hay Ý. Lưu ý là tôi không sử dụng từ “Nước Ngoài” như đa số người, vì nó rất vô nghĩa. Đa số nông dân trên thế giới đều hoạt động y chang như Việt Nam. Chỉ một số nước tiên tiến mới làm theo mô hình kinh doanh hiện đại.

Khi nói đến nông nghiệp thì đa số người sẽ nghĩ đến hình ảnh của anh nông dân với con trâu và coi nông nghiệp là ngành bần nông và an toàn. Sự thật thì trái nghịch hoàn toàn. Nông nghiệp là một lĩnh vực hết sức mạo hiểm, cần kiến thức và sự phối hợp của tài chính để có thể vận hành thành công.

Sau đây là vài điểm khác biệt giữa Nông Dân Việt Nam và Nông Dân Israel. Nhắc lại là bạn có thể thay từ “Israel” bằng Nhật, Mỹ hay bất cứ nước tiên tiến nào khác.

1. Nông Dân Việt là người nghèo. Nông Dân Israel là các doanh nhân thành đạt.
2. Nông Dân Việt thất học và ít kiến thức. Nông Dân Israel là kỹ sư.
3. Nông Dân Việt sử dụng cách truyền thống. Nông Dân Israel sử dụng công nghệ hiện đại.
4. Nông Dân Việt sử dụng trâu bò. Nông Dân Israel sử dụng máy cày, vi tính, máy bay.
5. Nông Dân Việt dùng tay chân. Nông Dân Israel sử dụng algorithm để kiểm soát.
6. Nông Dân Việt làm xong rồi bán cho thương lái. Nông Dân Israel bán mua trên thị trường Tương Lai (Futures).
7. Nông Dân Việt thiếu kiến thức tài chính. Nông Dân Israel làm việc trong hệ sinh thái tài chính gồm ngân hàng, quỹ đầu tư và chứng khoán.
8. Nông Dân Việt không được sở hữu đất. Nông Dân Israel là kiêm nhà đầu tư BDS.
9. Nông Dân Việt làm nông sản giá trị thấp. Nông Dân Israel làm nông sản giá trị cao.
10. Nông Dân Việt bị nhà nước kiểm soát. Nông Dân Israel làm theo thị trường tự do.

Còn rất nhiều điểm khác nhưng 10 điều trên là chính. Để cho mọi người thấy cách làm nông nghiệp của Việt Nam cổ điển đến mức nào. Nông nghiệp không phải là ngành dành cho người ít vốn, vì nguy cơ mất trắng quá cao. Giải pháp tốt nhất cho Việt Nam là mở rộng thị trường, cho tư hữu – để các quỹ và công ty đầu tư nông nghiệp vào khai thác. Mục đích là tạo lợi nhuận chứ không phải việc làm. Đó là cách duy nhất và tối ưu nhất.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

26814928_561060490911658_8364144783397959473_n

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn