Loài chuồn chuồn cũng di cư nhưng hành trình ấy dài đến mức không thể tưởng tượng được

Thứ Ba, 04 Tháng Tám 20205:00 SA(Xem: 4826)
Loài chuồn chuồn cũng di cư nhưng hành trình ấy dài đến mức không thể tưởng tượng được
photo1547298751241-1547298751406-crop-1547298762249974125153

Di cư vốn được xem là tập tính của nhiều loài như chim, cá, thú và thậm chí là cả côn trùng… Mỗi năm trên thế giới đều diễn ra rất nhiều cuộc di cư ngoạn mục, khi nhiều loài vật di chuyển hàng ngàn kilomet để sinh tồn.

Gần đây, nhóm chuyên gia từ ĐH MaryLand (Mỹ) đã tiến hành một cuộc nghiên cứu xem xét về quá trình di cư ở loài chuồn chuồn xanh lá (Anax Junius). Đây là một trong những loài chuồn chuồn lớn nhất trên thế giới. Chúng sinh sống chủ yếu ở khắp vùng Bắc Mỹ.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng rất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau (nghiên cứu của các nhà khoa học nghiệp dư, các mẫu vật từ bảo tàng và trong tự nhiên) để phân tích và xem xét tập tính di cư ở loài chuồn chuồn.

Và kết quả? Một chuyến di cư của loài chuồn chuồn dài đến bất ngờ, khi nó kéo dài tới tận… 3 thế hệ.

Hành trình cụ thể của chúng như sau: vào mùa xuân, thế hệ đầu tiên sẽ bắt đầu di cư về phía bắc rồi sinh sản đẻ trứng dưới nước. Mùa thu đến, thế hệ thứ hai lại bắt đầu hành trình bay về phía nam. Thế hệ thứ ba tiếp tục di cư trở về phía bắc vào mùa xuân năm sau. Tổng cộng là 3 thế hệ chuồn chuồn.

Vòng lặp di cư của loài chuồn chuồn cứ diễn ra liên tục, mỗi năm 3 thế hệ.

Loài chuồn chuồn cũng di cư nhưng hành trình ấy dài đến mức không thể tưởng tượng được - Ảnh 1.

Được biết dù chỉ với sải cánh dài khoảng 7,5cm, nhưng loài chuồn chuồn này lại có khả năng di cư một quãng đường khá dài, trung bình hơn 600 km (373 dặm). Trường hợp ngoại lệ, một số con trong chúng có thể di chuyển tới hơn 2.500 km (1.553 dặm).

Bởi vậy, các chuyên gia phải phân tích tỷ lệ nồng độ các dạng thù hình của hydro có trên cánh chuồn chuồn để xác định nơi chúng sinh ra. Nhờ những thông tin này mà các chuyên gia có thể phát hiện được quá trình di cư của 3 thế hệ chuồn chuồn ra sao.

Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra yếu tố thúc đẩy quá trình di cư của chuồn chuồn: đó chính là nhiệt độ. Sau giai đoạn trưởng thành dưới mặt nước, thế hệ chuồn chuồn tiếp theo sẽ bắt đầu hành trình di cư khi nhiệt độ nước ở khoảng 9 độ C.

Chuồn chuồn xanh là một loài khá phổ biến và ít có nguy cơ bị đe dọa. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng giải mã được bí ẩn về vòng đời di cư của chúng có ý nghĩa quan trọng trước thực trạng các loài côn trùng trên thế giới bị đe dọa nghiêm trọng.

Loài chuồn chuồn cũng di cư nhưng hành trình ấy dài đến mức không thể tưởng tượng được - Ảnh 3.

Giáo sư Colin Studds, tác giả nghiên cứu cho hay: “Loài chuồn chuồn Anax Junius là một trong số ít loài có cuộc di cư dài đến như vậy. Chúng có thể mất tới 3 hay 4 thế hệ để hoàn thành một chuyến di cư. Hiện nay, chúng tôi đã giải mã được một trong những bí ẩn đầu tiên liên quan đến tập tính này.”

Có thể thấy, kết quả nghiên cứu chính là sự bắt đầu của cho một hành trình dài khám phá những bí ẩn khác nhau xung quanh sự di cư của côn trùng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn