Bắt kẻ cưỡng hiếp hàng loạt nữ sinh ở đại học nhà giàu

Chủ Nhật, 19 Tháng Bảy 20203:00 CH(Xem: 3682)
Bắt kẻ cưỡng hiếp hàng loạt nữ sinh ở đại học nhà giàu

Việc bắt giữ Ahmed Bassam Zaki, kẻ bị tố quấy rối và tấn công tình dục hàng loạt nữ sinh, được xem là bước tiến mạnh mẽ trong phong trào bảo vệ nữ quyền ở Ai Cập.

Những tin nhắn tục tĩu.

Đe dọa tống tiền.

Hiếp dâm.

Một tài khoản Instagram đã được thiết lập với mục đích vạch trần những hành vi xấu xa, đồi trụy của Ahmed Bassam Zaki (21 tuổi, sống ở Ai Cập), với phần lớn cáo buộc đến từ các nữ sinh Đại học Mỹ (thủ đô Cairo), ngôi trường được nhiều gia đình giàu có và quyền lực nhất ở đây tin tưởng.

tan cong tinh duc o Ai Cap anh 1
Ahmed Bassam Zaki, kẻ bị tố cáo quấy rối và tấn công tình dục hàng loạt nữ sinh.

Chỉ sau 3 ngày, tài khoản này đã tạo nên cuộc chấn động lớn, khiến cảnh sát Cairo phải vào cuộc và bắt giữ bị cáo tại nhà riêng.

Hành động quyết liệt và công khai này được xem là bước tiến lớn ở Ai Cập, nơi quấy rối và tấn công tình dục phổ biến đến nỗi chính nạn nhân cũng không dám lên tiếng vì lo sợ bản thân sẽ bị đổ lỗi.

Với hàng loạt thông tin xoay quanh những gia đình tài phiệt, trường học đắt đỏ và lời buộc tội gây sốc, vụ việc nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên các chương trình và phương tiện truyền thông trong nước, theo New York Times.

Ký ức kinh hoàng của các nạn nhân

Sau khi tốt nghiệp trường Quốc tế Mỹ, một trong những trường trung học đắt đỏ nhất ở Cairo, năm 2016, Ahmed Bassam Zaki bắt đầu học ở Đại học Mỹ. Không lâu sau đó, hắn mang nhiều tai tiếng vì hành vi thô tục đối với phụ nữ.

“Khi còn là sinh viên năm nhất, Zaki từng bị đuổi khỏi câu lạc bộ salsa của trường khi nhiều sinh viên nữ phàn nàn về hành vi quấy rối của hắn”, Kareem Elhosseni, phó chủ tịch câu lạc bộ lúc đó, cho biết.

Theo thông tin tài khoản Instagram "bóc phốt" kia đăng tải, Zaki đã sử dụng nhiều mưu mẹo để có được số điện thoại của các cô gái, thậm chí giả danh thành viên của vài tổ chức không có thật. Hắn gây áp lực khiến những nữ sinh này gửi ảnh nhạy cảm, sau đó dùng chúng để ép họ quan hệ tình dục hoặc tống tiền sau này.

Hơn thế, kẻ này còn chiếm được sự đồng cảm của những cô gái bằng cách tâm sự mình vừa trải qua khủng hoảng lớn trong đời, sau đó dụ nạn nhân đến nhà và tấn công họ.

Một nữ sinh 18 tuổi gặp Zaki trên Tinder từng nghĩ hắn là người đàng hoàng. Nhưng sau cuộc trò chuyện làm quen, hắn ta nhanh chóng mời cô về nhà để thực hiện hành vi dâm ô. Khi cô gái từ chối, hắn buông lời nhục mạ không thương tiếc và dọa sẽ đến nhà gặp bố mẹ cô.

“Không ai trong số những cô gái này biết nhau, nhưng câu chuyện của họ có rất nhiều điểm tương đồng”, Sabah Khodir, nhà văn người Ai Cập thường viết về chủ đề tình dục, cũng là người nhận được vô số lời khai giấu tên từ các nạn nhân của Zaki, cho biết.

Zaki đã tạm ngừng việc học ở Đại học Mỹ, đăng ký tham gia một chương trình trực tuyến tại Trường Kinh doanh EU ở Barcelona năm ngoái. Sau đó, hắn chuyển đi vào tháng hai để học một học kỳ trong trường.

Tuy nhiên, khi vụ việc nổ ra, Claire Basterfield, phát ngôn viên của Trường Kinh doanh EU, cho biết trường học này vừa tuyên bố đình chỉ việc học của Zaki.

Hành động nhanh chóng của Trường Kinh doanh EU đã thu hút sự quan tâm cùng thái độ dò xét của dân chúng về việc Đại học Mỹ xử lý thế nào đối với những tổn thất mà Zaki gây ra.

tan cong tinh duc o Ai Cap anh 2

Đại học Mỹ (Cairo) là ngôi trường dành cho con nhà tài phiệt ở Ai Cập. Ảnh: Maya Alleruzzo.

Đáp lại điều đó, trong một email gửi cho các nhân viên của trường, Hiệu trưởng đã cam kết sẽ tăng gấp đôi chương trình đào tạo về những vấn đề liên quan đến chống quấy rối và tấn công tình dục.

Kể từ khi vụ việc trên nổ ra, Hội đồng Phụ nữ Quốc gia do Nhà nước điều hành cho biết họ đã nhận được hơn 400 khiếu nại liên quan đến bạo lực phụ nữ.

Các học giả tại Al Azhar, trung tâm học tập Hồi giáo Sunni cổ đại, cũng đứng về phía những người bị hại, khuyến khích họ ra mặt làm nhân chứng và dẹp bỏ suy nghĩ rằng trang phục hoặc hành vi của mình là yếu tố tác động.

Bước ngoặt mới trong việc khôi phục nữ quyền

Theo một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc năm 2013, khoảng 99% trong số những người được khảo sát cho rằng gần như tất cả phụ nữ Ai Cập đều từng là nạn nhân của quấy rối và tấn công tình dục.

Năm 2011, nữ phóng viên Lara Logan bị hiếp dâm tập thể tại quảng trường Tahir. Cô kể lại thảm cảnh của mình vài tháng sau đó trong chương trình 60 Minutes, nói rằng đám đông lên tới 200 người cuồng loạn kia đã “dùng tay hiếp dâm” mình.

Những con đường ở Cairo dần trở thành nỗi lo lắng của nhiều phụ nữ khi số vụ cưỡng bức và quấy rối ngày càng tăng cao trong nhiều năm trở lại đây. Tháng 1 vừa qua, sự phẫn nộ của người dân đạt đến đỉnh điểm khi một video được lan truyền với tốc độ chóng mặt, cho thấy đám đông đang vây quanh một phụ nữ bị tấn công mà không hề có ý định giúp đỡ, giải thoát cho cô.

Tháng 6 năm 2019, nhiều phụ nữ ở quốc gia này đã buộc tội Amr Warda, cầu thủ bóng đá quốc gia, về hành vi quấy rối tình dục khiến hắn bị đình chỉ khỏi đội tuyển. Thế nhưng, sự giận dữ từ công chúng tăng lên khi Mohammed Salah, ngôi sao bóng rổ Ai Cập, nói rằng Warda nên được trao cơ hội lần nữa và không đáng nhận sự gay gắt từ cộng đồng đến thế.

Chính vì vậy, hành động bắt giữ và xử tội Zaki lần này hoàn toàn khiến công chúng bất ngờ và xem đây là bước tiến mới trong việc bảo vệ quyền phụ nữ, quyền con người.

tan cong tinh duc o Ai Cap anh 3

tan cong tinh duc o Ai Cap anh 4

2 nữ phóng viên Lara Logan và Sonia Dridi là những nạn nhân của tấn công, quấy rối tình dục tập thể diễn ra ở Ai Cập.

Tháng 11 năm ngoái, công tố viên đã giải quyết tất cả cáo buộc chống lại Amira Ahmed (15 tuổi), người thú nhận đã giết tài xế xe buýt khi hắn ta cố gắng hãm hiếp cô. Vụ án được xem là hành vi tự vệ, mang lại chiến thắng cho nữ quyền và giúp thay đổi nhận thức của công chúng về bạo lực tình dục đối với phụ nữ.

Thế nhưng, Mozm Hassan, một trong những nhà hoạt động vì nữ quyền ở Ai Cập, cũng thừa nhận rằng Ai Cập đang thua kém nhiều nước trong việc đề cao quyền phụ nữ. Mặc dù quấy rối tình dục đã được chính thức kết án vào năm 2014, tội phạm hiếp dâm vẫn không mấy suy giảm.

Phát ngôn viên của Al Azhar cho biết: “Trong văn hóa phương Đông, nhiều nạn nhân có khuynh hướng không dám lên tiếng vì cảm thấy xấu hổ và sợ sẽ bị đổ lỗi ngược lại”.

“Chúng ta cần đưa họ bước ra ánh sáng”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn