RAU MUỐNG VS THỊT BÒ – DI SẢN CNXH

Thứ Năm, 25 Tháng Giêng 20184:00 SA(Xem: 7141)
RAU MUỐNG VS THỊT BÒ – DI SẢN CNXH
Có một câu nói rất nổi tiếng cũng như tai tiếng của cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng, “Một ký rau muống có chứa chất bổ dưỡng ngang với một ký thịt bò.” Nghe không biết nên đau hay cười. Ở đây không nói về mức độ trí tuệ của nhận xét đó, mà nói về mục đích và nguồn gốc của nó.
 
Người miền Bắc ăn rau muống thường xuyên tới độ nó đã trở thành một thứ không thể thiếu trong bữa ăn. Nhiều người nhìn rau muống và coi nó là chuyện thường, nhưng nó là một di sản của thời bao cấp cho tới bây giờ vẫn còn làm ám ảnh nhiều người.
 
Ngày xưa trước 1975, rau muống chỉ dành cho heo ăn, hiếm lắm con người mới ăn. Sau khi giải phóng, mọi thứ trở nên khan hiếm và đất nước vô cùng khó khăn. Để trấn an dư luận và người dân, Phạm Văn Đồng đã phát biểu câu nói trên nhằm mục đích mị dân. Vì rau muống là loại rau dễ trồng và rẻ nhất nên được nhà nước thúc đẩy trồng. Rồi từ từ, nó trở thành đặc sản trong thời bao cấp.
 
Cùng với bobo và khoai mì, rau muống đã thay đổi khẩu vị của người dân miền Bắc và sau này là người dân miền Nam. Vì ăn rau muống nhiều và thiếu thịt nên người Việt Nam đã bị giới hạn chiều cao và sức mạnh, dẫn đến thể trạng ốm yếu. Sự tàn phá này ảnh hưởng đến 2 thế hệ. Nếp nhăn của các cô chú miền Bắc là bằng chứng cho nạn suy dinh dưỡng đó.
 
Chỉ khi chính quyền thực hiện chính sách Đổi Mới, Mỹ bỏ cấm vận, thì kinh tế mới bắt đầu phát triển trở lại. Khi nông dân được quyền chăn nuôi thịt họ mới nuôi bò trở lại. Khi đó, trẻ em Việt Nam mới phát triển chiều cao và sức mạnh trở nên.
 
Cho nên khi bạn ăn rau muống, bạn không chỉ ăn một món rau, mà bạn đang ôn lại một phần lịch sử của dân tộc. Bây giờ kinh tế phát triển rồi, người dân giàu có rồi, các bạn nên ăn thịt bò nhiều vô, trừ khi bạn còn tin lời thần thánh rằng 1kg rau muống có dinh dưỡng bằng 1kg thịt bò.
 
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
26230339_184566272290231_1525555000470610664_n
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn