là một trong những sự kiện thảm họa trong lịch sử Việt Nam. Đó là một sai lầm khiến nền kinh tế và xã hội miền Bắc bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhưng kết quả không cần phải như vậy. Ở Miền Nam cũng có cái gọi là “Cải Cách Điền Địa” với mục đích tương tự, nhưng không có ai chết cả.
Hãy so sánh chính sách cải cách đất đai của CS và VNCH nhé:
1. Tên gọi: CS gọi Cải Cách Ruộng Đất. VNCH gọi Cải Cách Điền Địa hoặc Người Cày Có Ruộng.
2. Lãnh đạo: CS được Hồ Chí Minh làm lãnh đạo. VNCH được dẫn dắt bởi Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu.
3. Thời gian: CS thực hiện CCRD từ năm 1954-1956 ở Miền Bắc. VNCH thực hiện chính sách từ năm 1954 đến 1975.
4. Mục đích: CS muốn quốc hữu hóa đất đai và tiêu diệt tư sản địa chủ. VNCH muốn cấp đất cho nông dân để phát triển kinh tế.
5. Phương pháp: CS dùng chiêu đấu tố, xét xử rồi giết bỏ. VNCH mua lại đất, đền bù thiệt hại và cấp đất cho nông dân.
6. Số người chết: CS đã giết nhầm 170,000 đến 200,000 người. VNCH làm nông dân vui, không ai chết.
7. Kết quả: CS đã tiêu diệt nền nông nghiệp và nền tảng gia đình. VNCH tạo tầng lớp tư sản ở Miền Nam và phát triển đất nước.
Điều vô lý về cái gọi “Địa Chủ” là nếu bạn sở hữu đất, dù ít hay nhiều thì bạn là địa chỉ. Địa là đất, Chủ là người chủ. Vậy một nông dân sở hữu 1m2 cũng có thể bị quy là Địa Chủ. Bây giờ thì người nông dân Việt Nam cũng không hề có cái gọi là tư hữu vì đất đai theo Hiến Pháp “được sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý.”
Tại sao cùng mục đích nhưng kết quả lại khác. Nếu Cải Cách Ruộng Đất là vì dân thì tại sao 200,000 người lại chết và đất nước lại tan nát. Sự quá biệt quá lớn và quá rõ. Giữa 2 phương pháp trên, cái nào hiệu quả hơn, bạn chọn cái nào?
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Gửi ý kiến của bạn