CNN: Đại dịch Covid-19 đang khiến cho nhịp sống trên trái đất chậm lại hơn

Chủ Nhật, 26 Tháng Tư 20207:00 SA(Xem: 4477)
CNN: Đại dịch Covid-19 đang khiến cho nhịp sống trên trái đất chậm lại hơn
150422120801-earth-from-space-exlarge-169-1585905294410444075659-crop-15859053100601534469743

(Tổ Quốc) - Các đường phố đông đúc trở nên trống rỗng. Giao thông trên đường cao tốc hạn chế tối thiểu và ít người ra ngoài hơn trong thời điểm này.

Theo CNN, các biện pháp kiềm chế mức độ lây lan của Covid-19 toàn cầu đang khiến cho thế giới trở nên yên tĩnh hơn. Các nhà khoa học đang nói về điều này.

CNN: Đại dịch Covid-19 đang khiến cho nhịp sống trên trái đất chậm lại hơn - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn:CNN

Khắp thế giới, các nhà địa chấn học đang quan sát quy trình vận động, trong đó tiếng ồn đã giảm hơn. Điều đó có nghĩa, tiếng rung tạo ra từ xe hơi, tàu điện, xe buýt và con người trong nhịp sống hàng ngày đã giảm hẳn. Và việc vắng mặt của tiếng ồn, lớp vỏ của trái đất cũng giảm tiếng động đi chút ít.

Thomas Lecocq, một nhà địa chấn học tại Đài thiên văn Hoàng gia Bỉ lần đầu tiên chỉ ra hiện tượng này ở Brussels.

Theo ông Thomas Lecocq, Brussels ước tính giảm tiếng ồn địa chấn xung quanh từ 30% đến 50% tính từ giữa tháng Ba vào thời điểm Bỉ bắt đầu thực hiện đóng cửa trường học và doanh nghiệp cùng với các biện pháp giãn cách xã hội, ông Lecocq nói.

Giảm tiếng ồn giúp các nhà địa chấn học có thể phát hiện các yếu tố nhỏ hơn trên trái đất.

Theo hãng CNN, việc giảm tiếng ồn mang lại ảnh hưởng đáng kể ở Bỉ: ông Lecocq cùng với các nhà địa chấn học có thể phát hiện ra các vụ động đất nhỏ hơn và các hoạt động địa chấn khác. Các hoạt động địa chấn có thể nằm ở bên ngoài khu vực đô thị. Việc giảm tiếng ổn do tác động của con người sẽ khiến các nhà địa chấn phát hiện tiếng rung trên mặt đất rõ nét hơn.

CNN: Đại dịch Covid-19 đang khiến cho nhịp sống trên trái đất chậm lại hơn - Ảnh 3.

Mô phỏng giảm tiếng ồn trên bề mặt trái đất. Nguồn:Paula Koelemeijer

Tương tự với Brussel, Bỉ, các thành phố khác cũng có ảnh hưởng tương tự.

Ông Paula Koelemeijer đã đăng lên Twitter sơ đồ minh hoạ bằng cách nào tiếng ồn ở Tây Luân Đôn phát hiện rõ hơn sau khi trường học và các sự kiện xã hội ở Anh tạm ngừng.

Theo các nhà địa chấn học, việc giảm tiếng ồn thông qua các biện pháp giãn khoảng cách xã hội và hạn chế các hoạt động đã khiến cho nhịp sống hàng ngày chậm lại.

Theo ông Lecocq, các sơ đồ minh hoạ tiếng ồn do con người gây ra là bằng chứng cho thấy mọi người đang lắng nghe các cảnh báo của chính phủ ở nhà và hạn chế hoạt động bên ngoài là có thể.

"Từ quan điểm của nhà địa chấn học, chúng ta có thể thúc đẩy mọi người nói: Chúng ta đều ở nhà. Mọi người cùng làm điều giống nhau và tuân thủ luật pháp", ông Lecocq nói thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn