Hộp sọ cừu trong mộ chiến binh 2.100 năm tuổi (Có thể có Ngẩu Pín cuả dê cụ trong hộp sọ bác Hồ )

Thứ Năm, 23 Tháng Tư 20207:00 CH(Xem: 7576)
Hộp sọ cừu trong mộ chiến binh 2.100 năm tuổi (Có thể có Ngẩu Pín cuả dê cụ trong hộp sọ bác Hồ )

Hộp sọ cừu trong mộ chiến binh 2.100 năm tuổi

NgaViệc phát hiện đầu cừu thay vì hộp sọ người trong bức tượng bằng đất sét khiến các nhà khoa học kinh ngạc.

Tượng đầu người bằng đất sét trong ngôi mộ cổ ở Khakassia. Ảnh: Daily Star.

Tượng đầu người bằng đất sét trong ngôi mộ cổ ở Khakassia. Ảnh: Daily Star.

Nhóm chuyên gia dẫn dắt bởi giáo sư Natalya Polosmak (Viện Khảo cổ và Dân tộc học Novosibirsk) và tiến sĩ Konstantin Kuper (Viện Vật lý hạt nhân Novosibirsk) nghiên cứu tượng đầu người bằng đất sét trong ngôi mộ cổ ở Khakassia, Siberia, Daily Star hôm 14/4 đưa tin. Giáo sư Anatoly Martynov phát hiện bức tượng từ năm 1968 và cho rằng nó mô phỏng khuôn mặt của một chiến binh thuộc nền văn hóa Tagar. Tuy nhiên, ông chưa thể xác định vật nằm trong bức tượng.

Văn hóa Tagar cổ xưa tồn tại trong thời Đồ Đồng, phát triển ở Nam Siberia từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 2 trước Công nguyên. Người Tagar có những nghi thức chôn cất phức tạp, nhóm nghiên cứu của Polosmak và Kuper cho biết.

Nhờ kỹ thuật soi huỳnh quang hiện đại, họ phát hiện tượng đất sét chứa hộp sọ của một con cừu. "Chúng tôi cho rằng có thể bên trong là hộp sọ người nên đã rất ngạc nhiên khi thấy hộp sọ cừu", Kuper chia sẻ. Đây là trường hợp duy nhất cho đến nay, Polosmak cho biết.

Bên trong bức tượng là hộp sọ cừu. Ảnh: Daily Star.

Bên trong bức tượng 2.100 năm tuổi là hộp sọ cừu. Ảnh: Daily Star.

Các nhà khoa học cố gắng tìm hiểu nguyên nhân người xưa thay thế hộp sọ người bằng cừu. Polosmak cho rằng có thể chiến binh trong mộ chết ở nơi xa lạ và thi thể không được tìm thấy. Do đó, đầu cừu mang ý nghĩa tượng trưng. Khả năng thứ hai là người này từng phạm sai lầm. Việc dùng hộp sọ cừu, vật thường được người cổ đại thờ cúng, nhằm trao cho anh ta cơ hội "bắt đầu lại" ở thế giới bên kia.

Tiến sĩ Elga Vadetskaya lại cho rằng người Tagar xưa đã thực hiện nghi thức chôn cất gồm hai giai đoạn. Đầu tiên, họ chôn tạm thời để thi thể phân hủy một phần, sau đó đào lên và tiến hành ướp xác. Họ quấn cơ thể người chết bằng cỏ rồi dùng những mảnh da thuộc và vỏ cây bọc lại. Hộp sọ, sau khi loại bỏ não, được đắp đất sét, thạch cao rồi vẽ cẩn thận. Cuối cùng, gia đình người chết bảo quản hài cốt, đợi lần chôn cất thứ hai trang trọng hơn.  

"Với một số xác ướp, thời gian chờ đợi quá dài. Chúng phân hủy nên chỉ còn lại đầu để chôn. Thậm chí trong một số trường hợp, phần đầu cũng mất. Khi đó, người xưa phải tái tạo chân dung của người chết", Vadetskaya giải thích. Bà tin rằng đây là lý do hộp sọ của chiến binh Tagar được đổi thành sọ cừu.

Thu Thảo (Theo Daily Star)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn