Loài động vật kì lạ nào có chân nhưng lại dùng mũi để di chuyển?

Thứ Tư, 15 Tháng Tư 20209:00 SA(Xem: 4576)
Loài động vật kì lạ nào có chân nhưng lại dùng mũi để di chuyển?

Lớp sinh vật kỳ bí này chỉ tồn tại trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương, nhưng đau đớn thay quần đảo này đã bị nhấn chìm sau vụ thử hạt nhân của Mỹ.

Mũi của các loài động vật khác chỉ là cơ quan hô hấp và khứu giác, trong khi mũi của Nosewalkers đã thay thế chân tay và được sử dụng nhiều hơn. Vì vậy, các nhà động vật học đặc biệt đặt tên cho nó là "Động vật đi bằng mũi " (Nosewalker) để phân biệt với mũi trong khái niệm thông thường.

1001 thắc mắc: Loài động vật kì lạ nào có chân nhưng lại dùng mũi để di chuyển? - Ảnh 1.

Chúng thuộc quần đảo Hi-iay ở Nam Thái Bình Dương.

Vô cùng phong phú về loài

Staple là một nhà thám hiểm người Thụy Điển. Năm 1941, đang trong thời gian diễn ra Thế chiến II rất khốc liệt, ông đã bị quân Nhật bắt trong một trại tập trung.

Nhưng may mắn thay, Staple đã tìm thấy một cơ hội để trốn thoát, và kết quả là ông ta bị đắm tàu khi đang trên đường bỏ trốn và bị dạt vào thiên đường của những loài động vật di chuyển bằng mũi - Hiddudify thuộc quần đảo Hi-iay ở Nam Thái Bình Dương.

Khi đặt chân lên hòn đảo, ông đã vô cùng ngỡ ngàng khi nhìn thấy hành vi kỳ lạ của những loài vật tại đó, ông không thể ngờ rằng trên Trái Đất lại tồn tại các loài động vật có thể dùng mũi để di chuyển.

Sau khi trở về nhà, Staple đã nói với những người xung quanh về trải nghiệm tuyệt vời của ông trên hòn đảo và tạo ra một cơn sốt trong giới khoa học thời bấy giờ. Bởi vậy, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã đến Quần đảo Hi-iay, tiếp cận trực tiếp các động vật tại đó và thực hiện một loạt các nghiên cứu.

Khi tiếp cận hòn đảo, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những loài động vật dùng mũi để di chuyển tại đây là các loài động vật có vú vô cùng nhanh nhẹn và hoạt bát, thời gian mang thai của chúng thường kéo dài từ 7-12 tháng đồng thời theo đó là khả năng sinh sản của chúng cũng không mạnh và thường xuyên như những loài khác ở phần còn lại của thế giới. Nhưng vì sống trên quần đảo có ít thiên địch, nên khả năng sống sót rất cao.

Đối với Nosewalkers, cái mũi đã vượt qua các khái niệm là cơ quan hình thái tồn tại mà với chúng, mũi giống như một cơ quan chức năng.

Khi đặt chân đến quần đảo này, các nhà khoa học còn bất ngờ hơn nữa khi phát hiện ra rằng chúng có cả một quần thể vô cùng phong phú lên tới 14 họ và 189 loài. Trên 18 hòn đảo thuộc quần đảo này, nhiều loại động vật khác cũng được phát hiện với chiếc mũi vô cùng kỳ lạ.

Mũi chiếm phần lớn chiều dài cơ thể

Khoang mũi của Nosewalker chiếm phần lớn chiều dài cơ thể. Ngoài việc duy trì chức năng thở qua lỗ mũi, nó còn có các nhiệm vụ khó khăn hơn như di chuyển, đào hàng và săn mồi.

Để có thể tự do di chuyển, khoang mũi của những loài này được trang bị thêm các xương và khớp chắc khỏe khiến cho mũi của chúng phát triển giống như chân của các loài động vật khác.

Các cơ quan mũi của Nosewalker mạnh đến mức chúng có thể làm hầu hết mọi thứ, do đó hầu hết các cấu trúc cơ thể của chúng đều bị suy giảm một cách mạnh mẽ.

Tay chân của chúng bị mất chức năng vận động, chân trước của Nosewalker trở thành phần phụ và hỗ trợ cho các cử động kẹp chặt, và chân sau của chung đã phần đều bị teo nhỏ hoặc biến mất hoàn toàn. Ngay cả đường tiêu hóa cũng bị thoái hóa của chúng cũng bị biến đổi thành một ống đơn giản.

Việc thiếu mạch máu, hậu môn và cột sống của một số loài trong số chúng đã dẫn đến một cuộc tranh cãi. Một số người đã đặt câu hỏi rằng Nosewalker không nên được coi là động vật có xương sống, chúng có cấu trúc giống với loài giun nhiều hơn là những loài thú khác.

Ngoài ra sự tiêu giảm của các cơ quan khác cũng đã thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan mũi của các Nosewalker ngày càng trở nên mạnh mẽ.

1001 thắc mắc: Loài động vật kì lạ nào có chân nhưng lại dùng mũi để di chuyển? - Ảnh 2.

Sau 16 năm được tìm thấy, chúng đã tuyệt chủng

Tổ tiên của chúng rất có thể là một số động vật ăn côn trùng, trong hoàn cảnh địa lý đặc thù loại động vật đi bằng mũi này có một đặc điểm rất riêng là cấu tạo chiếc mũi của chúng cực kì đặc biệt, có loài chỉ có 1 một mũi, có loài có đến 4 mũi hoặc nhiều hơn.

Chiếc mũi của chúng thiên hình vạn trạng, hình thù kỳ quái, có cái như cây cột, có cái như kèn đồng, có cái như ốc sên. Mũi của chúng có rất nhiều công dụng, không chỉ có thể dùng để trườn đi, nhảy lên, thậm chí còn có thể dùng để bắt sâu, nó có rất nhiều tác dụng quan trọng nhưng tác dụng chủ yếu là để di động thân thể, chống đỡ thân thể.

Loài Nosewalker to lớn nhất được tìm thấy được gọi là Snouters, có chiều dài hơn 1,7 m. Chúng có bốn mũi rất khỏe, tất cả đều được sử dụng để di chuyển.

Ngoài ra, chúng có một cái đuôi dài và linh hoạt đi theo đó là một tuyến tiết ra nọc độc. Chúng thường treo đuôi của mình lên, khi con mồi tới gần, chúng sẽ lao thẳng đuổi vào những con vật xấu số và bắt đầu tiết ra nọc độc.

Một loài động vật khác có tên Otoplex, chúng là Nosewalker bay duy nhất của loài này. Chúng có hai tai rất lớn và có chức năng gần như tương tự với "đôi cánh".

Chúng dựng hai tai lớn theo chiều dọc, sau đó sử dụng các khớp trên mũi để nhảy lên phía trên. Khi nhảy lên đến đỉnh điểm, chúng sẽ mở rộng đôi tai của mình một cách tự nhiên và đập với tốc độ 10 nhịp mỗi giây để duy trì trang thái trên không trong một thời gian ngắn.

Nhưng thật đáng tiếc, chỉ 16 năm sau khi Harald Staplep tìm thấy những loài động vật kỳ bí này, chúng đã tuyệt chủng.

Vào năm 1957 tại Nam Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã bí mật tiến hành thử vũ khí hạt nhân với cự ly khoảng 120 km gần quần đảo. Bom nguyên tử đã trực tiếp khiến toàn bộ quần đảo Hi-iay chìm xuống biển.

Trong cùng năm đó, Staple đã xuất bản một cuốn sách ghi lại tất cả những gì về 189 loại Nosewalker mà ông biết. Kỳ lạ thay, sau sự tuyệt chủng của Nosewalkers, các tài liệu nghiên cứu khác ngoài cái cuốn sách này cũng lần lượt biến mất không rõ lý do.

Những loài sinh vật kì kỳ lạ trên thế giới:

Batfish đỏ môi: Được tìm thấy trên quần đảo Galapagos. Loài cá này sử dụng vây ngực của chúng để “đi bộ” dưới đáy đại dương.

Cá mập yêu tinh: Loài cá mập hiếm này còn được gọi là "hóa thạch sống". Là loài đại diện còn tồn tại duy nhất của dòng Mitsukurinidae. Loài cá mập này sinh sống trên toàn thế giới ở độ sâu lớn hơn 100 m (330 ft). Với độ sâu mà ở đó nó sống, cá mập yêu tinh không gây nguy hiểm cho con người.

Umbonia spinosa: Chúng sử dụng chiếc mỏ của mình để xuyên qua cây tìm nguồn thức ăn. Sự xuất hiện kỳ lạ của họ vẫn đặt ra nhiều câu hỏi để các nhà khoa học.

Cá Pacu: Bạn có lẽ không cần nhiều lời giải thích là tại sao các cư dân của Papua New Guinea gọi loài cá này là "cắt tinh hoàn." Các ngư dân địa phương đã thực sự lo lắng về sự an toàn của họ khi bơi lội trong nước. Cá Pacu có hình dạng gần giống với một chiếc hộp sọ người.

Antelope Saiga: Chúng tồn tại xung quanh khu vực thảo nguyên Âu Á. Đây là loài có cấu mũi linh hoạt và khá bất thường.

Những loài động vật biến mất trong thập kỷ qua

Chim lặn Alaotra Grebe: Alaotra Grebe là loài chim lặn đặc hữu hồ Alaotra và các khu vực xung quanh Madagascar, châu Phi. Loài này được công bố tuyệt chủng năm 2010. Với chiều dài 25 cm và đôi cánh nhỏ, con trưởng thành hiếm khi mạo hiểm ở xa môi trường đầm lầy của mình. Loài này giảm sút trong thế kỷ 20 chủ yếu do sự phá hủy môi trường sống, mắc lưới và bị săn bắt bởi loài cá lóc nhập nội.

Chim lặn Alaotra Grebe: Alaotra Grebe là loài chim lặn đặc hữu hồ Alaotra và các khu vực xung quanh Madagascar, châu Phi. Được chụp vào năm 1985, bức ảnh con chim nước nhỏ màu đen quyến rũ là hình chụp duy nhất được biết đến của Alaotra Grebe. Loài này được công bố tuyệt chủng năm 2010. Với chiều dài 25 cm và đôi cánh nhỏ, con trưởng thành hiếm khi mạo hiểm ở xa môi trường đầm lầy của mình. Loài này giảm sút trong thế kỷ 20 chủ yếu do sự phá hủy môi trường sống, mắc lưới và bị săn bắt bởi loài cá lóc nhập nội.

Bồ câu xanh đốm: Người dân đảo Tahiti, Pháp, đã săn bồ câu xanh đốm đến mức gần tuyệt chủng. Trong khi đó, những động vật nuôi như lợn đã tàn phá tổ của chúng. Cuối cùng, loài này chính thức tuyệt chủng vào năm 2008 khi có mặt trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Tê giác đen Tây Phi: Đầu thế kỷ 20, loài động vật ăn cỏ tê giác đen đã lang thang khắp lục địa châu Phi với số lượng hàng triệu con. 6 thập kỷ sau, cuộc tàn sát không ngớt bắt đầu. Từ năm 1960-1995, 98% những sinh vật tuyệt vời này đã bị săn trộm nhằm lấy sừng làm nguyên liệu thuốc. Số lượng của chúng đã giảm xuống dưới 10 cá thể còn sống sót năm 1997. Năm 2011, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tuyên bố loài tê giác đen Tây Phi đã tuyệt chủng.

Dơi Christmas Island Pipistrelle: Bầu trời đêm trên hòn đảo Christmas, Australia, từng ngập trong tiếng kêu chói tai của một loài dơi. Tuy nhiên, chúng đã tuyệt chủng vào năm 2009. Các nhà bảo tồn bắt đầu theo dõi số lượng dơi Christmas Island Pipistrelle bằng các thiết bị phát hiện siêu âm. Tất cả thiết bị có độ nhạy cao này có thể phát hiện bất cứ thứ gì phát ra tiếng dù là nhỏ nhất. Một lý do khả năng gây ra sự tuyệt chủng của chúng là việc sử dụng thuốc trừ sâu chống lại đàn kiến tới hòn đảo.

Hải cẩu thầy tu Caribbean: Được biết đến là loài hải cẩu duy nhất có nguồn gốc từ vùng biển Caribbean và vịnh Mexico, hải cẩu thầy tu được phát hiện vào năm 1494. Trong nhiều thế kỷ trôi qua, hải cẩu tiếp tục bị săn lùng không thương tiếc để lấy thịt hoặc mỡ. Chúng được tuyên bố tuyệt chủng vào tháng 6/2008.

Hà mã Madagascar: Madagascar từng là nhà của 3 loài hà mã. Chúng đều có trong danh sách động vật tuyệt chủng. Trường hợp hà mã tuyệt chủng gần đây nhất được ghi nhận vào năm 2014. Các hóa thạch, câu chuyện dân gian và nhiều bằng chứng cho thấy hà mã từng sống trên khắp hòn đảo. Giống hầu hết loài tuyệt chủng khác, những sinh vật to lớn này tuyệt chủng do việc săn bắn của con ngư

Báo mây Formosan (báo gấm Đài Loan, Trung Quốc): Mèo lớn Formosan từng sống trên đảo Đài Loan, Trung Quốc. Giống nhiều loài tuyệt chủng khác, chúng phải chịu số phận tương tự bởi những kẻ săn trộm. Với dân số hơn 23 triệu người sinh sống trên hòn đảo khoảng 56.700 km2, môi trường sống của báo mây liên tục bị thu hẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn