lo-vi-song-696x436

Họ sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời (LCA) – bao gồm các giai đoạn sản xuất, sử dụng, và quản lý khi trở thành rác thải – để xem xét tác động của lò vi sóng.

Nhóm nghiên cứu điều tra 12 yếu tố môi trường khác nhau, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và độc tính sinh thái (ecological toxicity). Họ phát hiện, các lò vi sóng được sử dụng trên khắp châu Âu thải ra 7,7 triệu tấn CO2 tương đương mỗi năm, ngang bằng với mức phát thải hàng năm của 6,8 triệu chiếc xe hơi.

Ngoài ra, yếu tố gây ô nhiễm môi trường cũng bao gồm các vật liệu được sử dụng để chế tạo lò vi sóng, quá trình sản xuất và quản lý chất thải sau cùng. Ví dụ, chỉ riêng quá trình sản xuất đã đóng góp hơn 20% đến biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Tổng cộng, lò vi sóng trên khắp châu Âu mỗi năm tiêu thụ mức điện năng khoảng 9,4 TWh, đương đương với sản lượng điện hàng năm của ba nhà máy điện khí đốt lớn. Trung bình một lò vi sóng riêng lẻ sử dụng mức điện năng 573 kWh trong suốt quãng đời của nó là 8 năm.

Rác thải cũng là một vấn đề lớn. Trong năm 2005, châu Âu có khoảng 184.000 tấn chất thải thiết bị điện và điện tử (EE) được tạo ra từ lò vi sóng bị vứt bỏ. Đến năm 2025, con số này dự kiến sẽ tăng lên tới 195.000 tấn.

“Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và giảm giá thành sản phẩm đang thúc đẩy việc mua sắm các thiết bị điện và điện tử ở châu Âu. Người tiêu dùng bây giờ có xu hướng mua thiết bị mới trước khi thiết bị cũ bị hỏng” – Alejandro Gallego-Schmid – thành viên của nhóm nghiên cứu – cho biết.

Theo nhóm nhiên cứu, chúng ta cần nâng cao nhận thức và hành vi của người tiêu dùng để sử dụng lò vi sóng hiệu quả hơn. Ví dụ, giảm điện năng tiêu thụ của lò vi sóng bằng cách điều chỉnh thời gian nấu phù hợp với các loại thức ăn.

Theo KHPT