Nghiên cứu cho thấy: Thực vật phát ra ‘tiếng hét’ khi bị căng thẳng

Thứ Bảy, 04 Tháng Giêng 202011:00 SA(Xem: 3994)
Nghiên cứu cho thấy: Thực vật phát ra ‘tiếng hét’ khi bị căng thẳng

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Israel đã phát hiện một số loài thực vật sẽ phát ra âm thanh của sự đau khổ ở tần số cao khi chúng gặp phải áp lực, tác động từ môi trường xung quanh.

ca-chua
Theo nghiên cứu, khi thân cây bị cắt, cà chua đã phát ra không gian 25 dải siêu âm do chịu căng thẳng trong suốt một giờ. (Ảnh qua lamtho.vn)

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Tel Aviv, do nhà nghiên cứu Itzhak Khait dẫn đầu, đã đo dải âm thanh phát ra từ cây cà chua và cây thuốc lá khi bị chịu căng thẳng do thiếu nước hoặc bị cắt thân. Các máy thu âm đã ghi nhận được những siêu âm trong khoảng từ 20 đến 100 kHz từ hai loài thực vật này.

Âm thanh phát ra từ những loài thực vật phải chịu căng thẳng sẽ không thể nghe thấy bằng tai bình thường, tuy nhiên nhóm các nhà khoa học cho rằng một số sinh vật sẽ có thể nghe thấy âm thanh này dù cách xa đến vài mét.

Theo nghiên cứu này, khi thân cây bị cắt, cây cà chua đã phát ra không gian 25 dải siêu âm do chịu căng thẳng trong suốt một giờ. Ngược lại, cây thuốc lá chỉ phát ra 15 dải siêu âm khi thân của chúng bị cắt.

Khi thiếu nước, cây cà chua phát ra 35 dải siêu âm trong vòng một giờ, còn cây thuốc lá phát ra 11 dải siêu âm. Nhóm nghiên cứu nhận thấy âm thanh phát ra khi các loài cây bị thiếu nước sẽ lớn hơn so với âm thanh khi bị cắt thân.

Bên cạnh đó, các loài cây không phải chịu bất kỳ căng thẳng nào từ môi trường ngoại cảnh sẽ chỉ phát chưa đầy một dải siêu âm mỗi giờ.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết các loài thực vật, động vật khác, và con người (với các công cụ hỗ trợ) có thể nghe được những tiếng thét siêu âm này. Ví dụ, một nghiên cứu chưa được công bố cho rằng bướm đêm có thể nghe thấy dải siêu âm phát ra từ một cây thực vật đang thiếu nước, từ đó chọn một cái cây khác để đẻ trứng.

Trong trường hợp khác, thực vật cũng có thể nhận biết và phản ứng với dải siêu âm được phát ra từ những cây đang thiếu nước.

“Những phát hiện này có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ về giới thực vật, vốn từ trước đến nay vẫn được coi là gần như bất động”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Sau đó, nhóm nghiên cứu của Đại học Tel Aviv đã thu thập dữ liệu và sử dụng để lập trình cho một mô hình máy móc có thể dự đoán các tần số mà thực vật phát ra khi trải qua những tác động từ ngoại cảnh khác nhau, như tác động từ mưa hoặc gió mạnh.

Nhóm nghiên cứu tin rằng các loài thực vật sẽ phát ra các dải siêu âm khác nhau khi chúng chịu những tác động ngoại cảnh khác nhau.

“Các nghiên cứu khác về âm sinh học thực vật nói chung và phát xạ âm thanh ở thực vật nói riêng có thể mở ra một hướng đi mới cho quá trình nghiên cứu về thực vật và mối tương tác của chúng với môi trường, điều này cũng có thể tạo nên những tác động đáng kể đến ngành nông nghiệp”, các nhà nghiên cứu cho hay.

Ông Anne Anne Visscher, thành viên của Khoa Sinh học về Thực vật và Nấm tại vườn thực vật Royal Botanic Gardens ở Anh cũng nhận định khái niệm về việc “nhận biết âm thanh phát ra từ những thực vật bị thiếu nước để ứng dụng vào công cuộc canh tác cây trồng sẽ trở nên khả thi, nếu chi phí để xây dựng hệ thống lọc âm không quá tốn kém”.

Huy Hoàng (Theo The Epoch Times)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn